Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông - Hoàng Đạo Thành là quan triều đình nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội.

Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông - Hoàng Đạo Thành là quan triều đình nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội. Anh trai của ông là cử nhân Hoàng Đạo Phương, một thương gia giàu có ở Hà Nội ngày xưa. Chị gái ông là nữ sĩ Hoàng Thị Uyển, tức bà Cả Mọc, Hội trưởng Hội Tế sinh Bắc Việt. Chính bởi thế, Hoàng Đạo Thúy có một tình yêu đặc biệt với phố phường Hà Nội, nơi ông sinh ra và lớn lên.

Những hiểu biết, cảm xúc, ghi chép và cảm nhận của ông về phố phường Hà Nội xưa được tập hợp trong cuốn sách “Phố phường Hà Nội xưa” do NXB Hà Nội ấn hành năm 2016 chắc chắn sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin thú vị qua góc nhìn Hoàng Đạo Thúy. Cuốn sách đưa người đọc về với cảnh sắc, con người và hoạt động của phố phường Hà Nội từ thưở hình thành mảnh đất Thăng Long. Vẫn những câu chuyện lịch sử ấy, nhưng qua cách hành văn dẫn giải mộc mạc, người đọc nào cũng thấy cuốn hút.

“Dạo một chút qua Hồ Tây, nơi xưa kia là rừng lim dày đặc, quán Trấn Võ được dựng lên để trấn yểm tinh cáo 9 đuôi. Rẽ xuống Bưởi có rừng bàng, nuôi người làng Trích Sài - tức là Hái Củi. Để từ đó mà đi hết 13 trại, 61 phường của đất Thăng Long. Hình dung một chút để thấy tháp Báo Thiên 12 tầng bên Hồ Gươm. Cái náo nhiệt của phố Hàng Đàn, Hàng Hòm, Hàng Trống, Hàng Kèn phía Đông Nam, nhưng phía bờ Đông hồ Gươm lại toàn là ruộng dâu hiu quạnh. Lịch sử từng làng nghề, phố nghề được thong thả kể: Phố Hàng Gai không bán gai, thừng mà bán sách. Song cũng có những phố hàng hóa gắn liền với cái tên như phố Hàng Nón, Hàng Điếu, Hàng Hòm”.

Ông viết: “Làm nên những phố thị náo nhiệt là những người Thăng Long nho nhã, khéo léo, cần cù. Những ông đồ, những bác thợ gò, những chị gánh sách. Có ai đi qua phố Hàng Đào, để mà thấy biểu tượng của người Hà Thành thanh lịch. Hàng Đào gốc là nơi nhuộm màu đỏ, cho đủ thứ vải vóc, lụa là. Con người Hàng Đào tiếng là hào nhoáng, kiểu cách. Các cô Hàng Đào được nhiều thanh niên để ý, vì cô nào cũng ăn mặc đẹp đẽ cả. Bởi các cô con nhà buôn rất giàu, quan rất to. Nhưng đi sâu vào một tí, khách xa sẽ được chỉ dẫn, lại có một số lớn bà và cô làm thuê. Có những gia đình rất đạm bạc, ông dạy học, bà mở cửa hàng nhỏ. Không nói thách, không nói dối khách hàng, vì vậy mà được bà con tin cậy”.

Với “Phố phường Hà Nội xưa”, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã kể lại thật sâu sắc văn hóa phong tục của mảnh đất kinh thành. Ông coi đó là những vật liệu quý để rèn đúc con người ngày mai. Bây giờ đây, khi chính người Hà Nội đôi lúc còn cảm thấy lạ lẫm với thành phố, với con người nơi mình đang sống thì những trang viết khúc triết, đầy hoài niệm của Hoàng Đạo Thúy lại càng thêm cần thiết: chúng tái hiện một Hà Nội khác, thâm trầm và sâu lắng hơn trong những căn rễ văn hóa chưa hẳn đã phôi phai...

 

                                                                      Theodanviet

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục