(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh cấy được 23.421 ha. Hiện tại, lúa mùa trà sớm đứng cái - phân hóa đòng; chính vụ cuối đẻ nhánh - đứng cái; trà muộn đẻ nhánh rộ. Nông dân các huyện, thành phố tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho lúa. Toàn tỉnh cơ bản làm xong cỏ đợt 1 cho 100% diện tích gieo cấy và làm cỏ đợt 2 gần 5.000 ha.
Tuy nhiên, theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, hiện, một số địa phương đã xuất hiện tình hình sâu bệnh. Huyện Kỳ Sơn xuất hiện tập đoàn rầy gây hại rải rác trên các trà lúa; sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác trên trà sớm, chính vụ và bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện gây hại cục bộ tại các ổ bệnh cũ. Huyện Mai Châu ốc bươu vàng gây hại chủ yếu trên diện tích lúa mùa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Huyện Lạc Thủy, Yên Thủy xảy ra bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ gây hại cục bộ. Tại các huyện Yên Thủy, Mai Châu và TP Hòa Bình bọ xít đen gây hại cục bộ, dòi dục nõn, bọ trĩ, sâu đục thân hại rải rác…
Trước tình hình dịch hại trên lúa mùa, ngành Nông nghiệp đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện những giải pháp đã nêu tại các văn bản chỉ đạo của ngành về tăng cường gieo cấy, chăm sóc lúa mùa và cây màu vụ hè thu 2016 và việc điều tra phát hiện dự tính, dự báo cây trồng. Đồng thời, các địa phương tích cực chỉ đạo việc chăm sóc, làm cỏ, bón phân thúc đón đòng kịp thời cho lúa. Đẩy mạnh hướng dẫn, khuyến cáo nông dân áp dụng chế độ tưới ẩm (khô - ướt xen kẽ hàng tuần) trong giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh để tiết kiệm nguồn nước tưới cho giai đoạn về sau. Đối với ruộng bị bệnh vàng lá, nghẹt rễ cần tiến hành tháo cạn nước, làm cỏ sục bùn, bổ sung phân lân, vôi, phân chuồng hoai mục rồi cho nước vào. Khi lúa đã ra lá non thì bón thêm đạm để cây phát triển...
P.V
(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.
(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.
(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.