(HBĐT) - Ngày 2/11, Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh đã có cuộc làm việc với Viễn thông Hòa Bình (VNPT Hòa Bình) với nội dung giám sát công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và Internet trên địa bàn tỉnh. Tham gia cuộc giám sát có đại diện Sở Thông tin &Truyền thông tỉnh, đại diện Văn phòng và các Ban của HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành cuộc giám sát.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành
cuộc giám sát.
Hiện, VNPT Hòa Bình đang quản lý, vận
hành toàn bộ hệ thống hạ tầng, mạng lưới
dịch vụ Viễn thông- CNTT trên địa bàn tỉnh gồm; trên 400 trạm thu- phát sóng
dịch vụ điện thoại Vinaphone; hệ thống tổng đài điện thoại cố định trên 30.000
số; hàng nghìn km cáp quang; hệ thống cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao
chiếm 70% thị phần khách hàng của tỉnh; hệ thống truyền hình IPTV MyTV; hệ thống
thu phát tín hiệu hệ đặc biệt phục vụ liên lạc nội bộ các cơ quan Đảng và T.Ư
về tỉnh); cung ứng các phần mềm bản quyền về ứng dụng CNTT, dịch vụ công… Là
một doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn nên ngoài công tác đảm bảo kinh
doanh thì nhiệm vụ chính trị trên địa bàn được đưa lên hàng đầu.
Năm
2016, VNPT Hòa Bình chính thức đổi mới mô hình SX-KD theo Đề án tái cơ cấu của
Tập đoàn. Tập thể cán bộ, nhân viên VNPT Hòa Bình đã đoàn kết vượt khó để hoàn
thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Cụ
thể: Năm 2016, doanh thu đạt trên 166 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm
2015, nộp ngân sách nhà nước gần 7 tỷ đồng. doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 ước
đạt 99 tỷ đồng. Đầu anwm 2017, VNPT Hòa Bình đã tập trung đầu tư mở rộng nheieuf tueyens cáp quang nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển và tăng khả năng cạnh tranh dịch vụ Fiber VNN đòng thời nâng
cao chất lượng mạng lưới. Đảm bảo an toàn và thông suốt thông tin liên lực phục
vụ cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và phát triển Kt-XH, QP-AN của tỉnh.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, tại buổi giám sát, đại diện VNPT Hòa Bình cũng nêu
rõ những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ SX-KD và thực hiện các
nhiệm vụ chính trị được giao. Tại cuộc giám sát VNPT Hòa Bình đã đưa ra một số
kiến nghị, đề xuất với: Bộ Thông tin& Truyền thông, phê duyệt các dự án xây
dựng hạ tầng viễn thông công ích để DN có thể cung cấp dịch vụ viễn thông (VT),
công nghệ thông tin (CNTT) tới các khu vực vùng sâu, xa. UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ngành tiếp
tục triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về VT-CNTT giữa Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam
với UBND tỉnh Hòa Bình. Tạo điều kiện thuận lợi cho VNPT Hòa bình được tham gia
xây dựng hạ tầng VT-CNTT taị các KCN, dịch vụ, thương mại và du lịch… của tỉnh.
Đề nghị UBND tỉnh xem xét triển khai dịch vụ Vinaphone- S tại các khu vực có nhiều
nguy cơ bị cô lập khi bão lũ xảy ra. Đề nghị Sở Thông tin& Truyền thông và
các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các trạm BTS và cơ sở hạ tầng để phát triển
mạng Vinaphone. Tạo điều kiện cho VNPT Hòa Bình được tham gia các dự án cung
cấp dịch vụ VT- CNTT của tỉnh…
Phát
biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng đoàn giám sát đã
đánh giá cao sự nỗ lực của VNPT Hòa Bình trong sản xuất, kinh doanh cũng như
thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao ( trong bối cảnh lĩnh vực VT-CNTT, thị
trường di động, băng rộng đã ở mức bão hòa). Qua nghe báo cáo và ý kiến trao
đổi của các đại biều, đồng chí trưởng đoàn đã định hướng một số nội dung mà
VNPT Hòa Bình cần thực hiện trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn công tác
quản lý nhà nước và các hoạt động thuộc lĩnh vực viễn thông, Internet trên địa
bàn. Những đề xuất, kiến nghị của VNPT Hòa Bình sẽ được tổng hợp đầy đủ để báo
cáo lại với Thường trực HĐND tỉnh và chuyển tới các cấp, các ngành hữu quan xem
xét, xử lý theo quy định.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.
(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.