(HBĐT) - Ngày 12/12, tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Giải pháp phát triển cây có múi vùng Tây Bắc theo hướng sản xuất hàng hóa”.

Diễn đàn nhằm tạo điều kiện cho nông dân được trao đổi, thảo luận cùng các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và doanh nghiệp về giải pháp phát triển cây có múi (CCM) theo hướng sản xuất hàng hóa. Với ý nghĩa quan trọng này, diễn đàn thu hút sự tham gia của đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trường thuộc Bộ NN&PTNT; các Trung tâm, Hiệp hội, nhà khoa học liên quan; đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc và đông đảo doanh nghiệp, nông dân tiêu biểu đang trồng CCM tại các tỉnh trong khu vực.

Tại diễn đàn, đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung chính: Hiện trạng và giải pháp phát triển CCM tại các tỉnh vùng Tây Bắc và Trung du miền núi phía Bắc; Công tác bảo vệ thực vật, quản lý sâu bệnh hại trên CCM; Giải pháp thúc đẩy sản xuất CCM an toàn, bền vững; Kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình khuyến nông, một số tiến bộ KHKT thâm canh CCM; Thực trạng và giải pháp phát triển CCM tại các tỉnh trọng điểm của vùng; Kinh nghiệm phát triển vùng sản xuất hàng hóa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của các địa phương tiêu biểu…


Tại diễn đàn, các chuyên gia đã trao đổi nhiều vấn đề nhằm khuyến cáo, nâng cao chất lượng sản xuất cây ăn quả có múi tại vùng Tây Bắc.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt: Diện tích cây ăn quả cả nước đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Trong 5 năm (2013 – 2017) đã đạt tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm, tương đương 35,7 nghìn ha/năm. Riêng về sản xuất CCM (chủ yếu là cam, quýt, bưởi), thống kê đến tháng 9/2018, trong tổng diện tích cả nước khoảng 192,7 nghìn ha, vùng Tây Bắc đang có khoảng 11,6 nghìn ha với sản lượng khoảng 91,8 nghìn tấn. Đến nay, diện tích cam, quýt, bưởi tập trung chủ yếu tại Hòa Bình với khoảng 4,4 nghìn ha cam, 3,8 nghìn ha bưởi. Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục về diện tích đòi hỏi các địa phương phải chú trọng triển khai các giải pháp quản lý, từ đó đảm bảo hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững cho loại cây trồng có nhiều lợi thế này.

Tại diễn đàn, Ban cố vấn đã trả lời gần 30 câu hỏi của các hộ sản xuất và doanh nghiệp đang đầu tư phát triển CCM tại các tỉnh vùng Tây Bắc. Không chỉ cung cấp nhiều thông tin kiến thức hữu hiệu cho người sản xuất và nhà đầu tư, các chuyên gia tham dự diễn đàn đã đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy phát triển CCM vùng Tây Bắc theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng và bền vững cao./.


                                                                              PV

 


Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục