(HBĐT) - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang tiếp tục lây lan ở các tỉnh, thành trên cả nước và xuất hiện ở tỉnh ta với 2 ổ dịch tại xã Thanh Lương, Hợp Thanh (Lương Sơn). Người chăn nuôi đang hợp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương phòng, chống, ngăn chặn DTLCP xâm nhiễm.


Hộ chăn nuôi lợn xóm Trường Sơn, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chủ động rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng, tiêu độc để ngăn ngừa DTLCP

Trong khoảng chục ngày nay, trên trục đường dẫn vào khu dân cư xóm Mới, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) xuất hiện một chốt chặn "barie phòng dịch" do người dân tự đứng ra. Barie khá sơ sài, chỉ chốt ngang bởi thân tre nhưng hiệu ứng lại không hề nhỏ. Các hộ tự đôn đốc, cắt cử người trực chốt 24/24h trong ngày, phun tiêu độc khử trùng cho tất cả các phương tiện ra, vào. Ý tưởng của các hộ trong xóm là bằng cách này có thể phòng, chống, ngăn cản sự lây lan DTLCP cho đàn lợn của xóm mình. Được biết, đây là khu dân cư có bà con chủ yếu từ các tỉnh Hà Nam lên đây an cư, lạc nghiệp, hầu hết số hộ chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế.

Chỉ cách vùng dịch xã Hợp Thanh, Thanh Lương (Lương Sơn) vài ba km, có đường Hồ Chí Minh chạy qua, những hộ chăn nuôi ở xóm Vôi, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) không khỏi đêm ngày canh cánh nỗi lo DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn. Chưa bao giờ tinh thần chủ động phòng dịch lại cao như thời điểm này. Các hộ chăn nuôi không ai bảo ai tìm mua vôi bột, tìm đến cán bộ Thú y xã xin thuốc khử trùng, tiêu độc để tự rắc, tự phun cho chuồng trại, khu vực chăn nuôi của gia đình mình. Hộ chăn nuôi Bạch Bá Tằng cho biết: Không lo sao được khi DTLCP đã xuất hiện rất gần. Bệnh nếu xảy ra trên đàn lợn là vô phương cứu chữa, thiệt hại sẽ rất lớn. Vì vậy, hộ chăn nuôi chúng tôi phải nỗ lực nhất có thể để bảo vệ đàn vật nuôi - nguồn thu nhập chính của gia đình mình.

Trên những đoạn đường vào thôn, xóm, bản, các khu, trại chăn nuôi nơi chúng tôi đi qua địa bàn các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Yên Lạc, Phú Lai (Yên Thủy) được rắc kín vôi bột. Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Huyện đã trực tiếp xuống các xã kiểm tra, giám sát tại các hộ chăn nuôi về thực hiện các giải pháp, yêu cầu các hộ ký cam kết chủ động rắc vôi bột, phun khử trùng, tiêu độc định kỳ để phòng, chống DTLCP. Thực tế, các hộ chăn nuôi có ý thức cao và nắm bắt thông tin, tình hình DTLCP rất sát bởi lo ngại dịch ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nông hộ. Riêng với các trang trại chăn nuôi tập trung,trước diễn biến DTLCP đều đã thực hiện cấm trại, đảm bảo quy trình phòng dịch nghiêm ngặt.

Bệnh DTLCP hiện không có vắc xin, tỷ lệ chết là 100% đối với lợn mắc bệnh. Con đường lây nhiễm bệnh DTLCP trên đàn lợn lại có rất nhiều như qua thịt lợn và các sản phẩm từ thịt, qua xe thu mua, xe chủ trại, xe chở vật dụng, các loại vật chủ trung gian như ruồi, muỗi, chim, chuột... và cả gió. Người chăn nuôi với ý thức cộng đồng trách nhiệm đã tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ đàn lợn của mình và các hộ chăn nuôi khác, góp phần vào thành quả chung trong ngăn ngừa DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn. Đặc biệt, họ cũng có nhận thức cao trong thực hiện "5 không", thông tin kịp thời tình hình lợn ốm, lợn bệnh, không "bán chui, bán chạy" lợn bệnh, bởi hiện nay, Chính phủ đã cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5- 1,8 lần đối với lợn nái.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, sự chủ động phòng DTLCP của người dân được đẩy lên cao và duy trì suốt cao điểm chống dịch. Việc giữ chuồng trại sạch sẽ, sử dụng vôi bột và phun khử trùng, tiêu độc thường xuyên là giải pháp hữu hiệu hạn chế DTLCP và dịch bệnh khác. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần lưu ý hạn chế người ra, vào khu vực chăn nuôi, khi mua con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, thực hiện nuôi cách ly ít nhất từ 7 - 15 ngày mới cho nhập đàn.

Bùi Minh

Các tin khác


Đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục