Ngày 1-4, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Công ty Group-IB (Nga) và Công ty CyberLab (Việt Nam) tổ chức khóa đào tạo kỹ thuật nhằm mục đích tăng cường khả năng phân tích mã độc dành riêng cho các cán bộ vận hành các hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tham
dự lễ khai giảng có ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn
thông tin và 16 học viên đến từ 12 ngân hàng lớn của Việt Nam: BIDV, Agribank,
Vietinbank, Vietcombank, MBBank, Techcombank, LienVietPost bank, VIB, VPBank,
TPBank, Sacombank, NAPAS…
Các
nội dung khóa học được thiết kế riêng cho các tổ chức tài chính ngân hàng với
các kỹ thuật, kỹ năng phân tích các loại mã độc phổ biến thường được sử dụng để
tấn công vào các hệ thống tài chính. Bên cạnh kiến thức lý thuyết làm nền tảng
thì thời lượng chính của khóa học sẽ được chuyên gia người Nga của Group-IB tập
trung vào các bài thực hành kỹ thuật. Ngoài ra, khóa học cũng sẽ tổ chức phân
tích, thảo luận một số chiến dịch tấn công được thực hiện bởi nhóm APT Lazarus
Group (aka. Hidden Cobra) vào một số ngân hàng trong thời gian gần đây.
Giảng
viên chính của khóa học là ông Vitaliy Trifonov, chuyên gia forensics và phân
tích mã độc của Group-IB, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích mã
độc và reverse engineering. Vitaliy Trifonov đã phân tích hàng nghìn mẫu mã độc
và đào tạo cho các chuyên gia tất cả các cấp độ thuộc nhiều tổ chức tài chính
trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Vitaliy Trifonov đã trực tiếp tham gia các hoạt
động phản ứng sự cố và điều tra đối với các tấn công có chủ đích APT nhằm vào
các tổ chức tài chính.
Phát
biểu tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao sự phối hợp của hai
công ty của Nga và Việt Nam
trong việc tổ chức khóa học. Ông cũng mong muốn đây là cơ hội để các cán bộ kỹ
thuật trực tiếp của các ngân hàng giao lưu học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm và
kiến thức thực tế.
TheoNhanDan
(HBĐT) - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ đang nâng trục dần lên phía Bắc, kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường yếu sau được tăng cường mạnh hơn nên từ sáng ngày 27 đến sáng ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến từ 70 – 150 mm, có nơi lớn hơn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào 4 giờ ngày 26/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 7 - 8. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 340 km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 240 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 -49 km/giờ), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15 km/ giờ.
Nio Phone, giá bán từ 890-1.030 USD, có hơn 30 tính năng dành riêng cho ô-tô, có thể giúp lái xe điều khiển ô-tô tự lái đến điểm đỗ, cũng như mở cửa ô-tô ngay cả khi điện thoại đã tắt.
(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của người dân các khu dân cư ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) về tình trạng nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường, phóng viên Báo Hòa Bình đã về địa phương tìm hiểu, nắm bắt sự việc. Ngày 14/9/2023, Báo Hòa Bình đăng tải bài phản ánh trên Báo Hòa Bình và Báo Hòa Bình điện tử (baohoabinh.com.vn).
(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra hiện trường khu vực sạt lở do ảnh hưởng của mưa lớn vào tháng 8/2023, tại khu tái định cư Bưa Cốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc).