(HBĐT) - Công ty CP Giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình (T&T 159 Hòa Bình) là doanh nghiệp tiên phong vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn, tổ chức thực hiện khá thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn, xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Trang trại quy mô 5.000 con trâu, bò của Công ty CP T&T 159 Hòa Bình.
Chúng tôi đến thăm trang trại bò giống chất lượng cao và trại bò nuôi lấy thịt của công ty nằm trong dự án khu liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phế phụ phẩm nông nghiệp, trại sản xuất bò giống chất lượng cao tại xã Yên Mông (TP Hoà Bình). Trang trại rộng lớn có quy mô nuôi 5.000 con trâu, bò theo theo hình thức vỗ béo, được quy hoạch khoa học thành các khu: Khu nuôi bò vỗ béo, khu nuôi bò giống, khu vỗ béo trâu, khu phối trộn thức ăn, khu chế biến phân bón... Tất cả các quy trình sản xuất được khép kín, mọi thứ được tận thu, sử dụng. Chất thải và phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát, nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường.
Công ty tự sản xuất đệm lót sinh học từ những thứ bỏ đi của các hoạt động kinh tế như vỏ cây, mùn cưa, lá khô… để nghiền nát, đưa các chủng vi sinh hữu ích vào để sản xuất đệm lót sinh học. Đệm được rải xuống nền chuồng nuôi bò. Phân và nước tiểu rơi xuống sẽ được giữ lại toàn bộ; được các chủng vi sinh phân giải các hợp chất hữu cơ, tạo thành sản phẩm phân bón cho cây trồng rất giàu dưỡng chất. Đệm lót sinh học vừa tạo môi trường cho nhiều sinh vật có ích, giúp con bò giữ ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Đàn bò khỏe mạnh, ít bị nhiễm dịch bệnh. Trung bình mỗi tháng, trang trại cung cấp cho thị trường khoảng 800 con trâu, bò thương phẩm, chủ yếu bán cho các nhà hàng, quán ăn tại Hòa Bình và Hà Nội. Mỗi ngày, trang trại sản xuất khoảng 100 tấn phân bón hữu cơ vi sinh, giá trị 300 - 500 triệu đồng. Số tiền này đủ để vận hành toàn bộ trang trại trong ngày. Công ty hiện có 4 dòng phân bón hữu cơ vi sinh. Các sản phẩm được cung ứng cho nông dân vùng cam Cao Phong và một số vùng chuyên canh cây ăn quả. Riêng một tập đoàn chuyên phát triển sản phẩm mắc ca đã ký hợp đồng mua 10.000 tấn phân bón vi sinh mỗi năm.
Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty T&T 159 Hòa Bình chia sẻ: Mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp dựa trên mô hình chăn nuôi truyền thống VAC trước đây, được bổ sung, phát triển một cách khoa học, hiệu quả sẽ là tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam. Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp trong quá trình tiếp cận, giải quyết các vấn đề thường phát sinh trong khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt là bài toán chia sẻ lợi ích cho các thành phần, đối tượng liên quan đến mức tốt nhất có thể để dễ nhận diện được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia chuỗi giá trị sản phẩm.
Với quy mô chăn nuôi tập trung 5.000 con trâu, bò, hàng năm, mỗi khu trang trại, khu liên hợp sản xuất sử dụng khoảng 30 nghìn tấn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, để sản xuất khoảng 25 nghìn tấn phân bón hữu cơ vi sinh. Công ty tiếp tục hoàn thiện các mô hình sản xuất khép kín, trong thời gian tới đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi trâu, bò khép kín tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), sản xuất 100.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh.
P.V
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.