(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Sở NN&PTNT thực hiện có hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng cung cấp các dịch vụ công (DVC) cơ bản ở mức độ cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN), tạo môi trường làm việc công khai, minh bạch, thuận tiện, hiệu quả.


Nhiều hộ ở thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng quy trình tưới tự động, mang lại hiệu quả cao.

Ngành đã xây dựng, nâng cấp, duy trì hoạt động 4 trang thông tin điện tử của sở và các đơn vị trực thuộc; liên kết với trang thông tin của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Cổng thông tin của tỉnh và T.Ư nhằm tạo điều kiện cho người dân, DN tìm hiểu các chủ trương, cơ chế, chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông, lâm sản của địa phương... Đồng thời, cung cấp 100 DVC mức độ 3, 4, tương ứng 100 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngành quản lý trên Cổng DVC của tỉnh và tích hợp trên Cổng DVC quốc gia. 

Trên thực tế, ứng dụng CNTT và những tiến bộ của KHCN nhằm phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch, bền vững đang là mục tiêu hướng đến trong lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.  Việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp được cụ thể hóa trong quản lý, điều hành, tra cứu thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, điều tra thực trạng đất đai... Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Nhuận, những năm gần đây, ngành đã coi trọng phát triển các mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, tập trung chủ yếu ở 3 lĩnh vực được ứng dụng các mô hình thông minh là trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản... Điển hình như trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ tưới nhỏ giọt; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP; hỗ trợ xây dựng, cấp và quản lý mã số vùng trồng với các cây trồng chính, nhất là những cây trồng có tiềm năng xuất khẩu và ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc nông sản...

Hiện, ngành nông nghiệp tích cực triển khai, sử dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp nông thôn như: Phần mềm thống kê theo dõi dịch bệnh; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất  nông nghiệp tại địa chỉ http://datnongnghiep. hoabinh.gov.vn; hệ thống truy xuất nguồn gốc xác thực chống giả và kết nối cung cầu tỉnh tại địa chỉ: hb.check.net.vn; phần mềm cập nhật diễn biến rừng; dự báo cháy rừng; phần mềm quản lý dữ liệu bảo vệ thực vật PPDMS 2.0. Hiện đang nghiên cứu phần mềm quản lý sản phẩm OCOP; phần mềm trực tuyến hỗ trợ quản lý cơ sở dự báo, chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại chính trên cây trồng. 

Với việc quan tâm ứng dụng CNTT đã góp phần thay đổi phong cách làm việc của cán bộ, công chức bảo đảm khoa học, nhanh chóng, chính xác, hiện đại; nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ tổ chức, DN, Nhân dân của các cơ quan Nhà nước.

Hiện nay, ngành NN&PTNT tập trung thực hiện chương trình chuyển đổi số (CĐS) với mục tiêu tổng quát đến năm 2030, đẩy mạnh công tác CĐS một cách đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn ngành, trong đó phát triển hạ tầng số tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường tính công khai, minh bạch, cung cấp DVC trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, DN có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

Theo đó, Sở NN&PTNT đề ra một số lĩnh vực cần ưu tiên CĐS là: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp nhằm tăng cường quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình SX-KD; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Hỗ trợ, thúc đẩy người dân, tổ chức sử dụng/ ứng dụng các công nghệ để tự động hóa quy trình sản xuất, giúp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chính xác. 

Ngoài ra, quan tâm phát triển, triển khai các ứng dụng số phục vụ công tác quản lý dựa trên dữ liệu để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như: Hệ thống bản đồ số quy hoạch sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh gắn với dữ liệu đất sản xuất, điều kiện tự nhiên - xã hội. Hệ thống phân tích, dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch trong sản xuất, phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Hệ thống giám sát, thu thập, phân tích tích hợp thông tin trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.


Thu Hiền

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục