(HBĐT) - Trước yêu cầu công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, Sở NN&PTNT tiếp tục triển khai nhiều hoạt động BVMT trong ngành góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững.


Nhân dân xã Bình Thanh (Cao Phong) chú trọng sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo vệ môi trường.

Để thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo, yêu cầu của T.Ư, của Bộ NN&PTNT, Sở đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và trực tiếp ban hành văn bản triển khai các nội dung liên quan đến công tác BVMT trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như như: Kiểm tra chất lượng và giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng; hướng dẫn triển khai việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng...

Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn ngành, Sở đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ triển khai phổ biến đến các địa phương, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp... Các đơn vị chuyên môn lồng ghép hoạt động tuyên truyền thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức và người dân trong việc thực hiện BVMT.

Từ năm 2016 đến nay đã tổ chức 5 hội nghị cấp tỉnh, 760 lớp tập huấn cho 18.000 lượt nông dân về phòng trừ sâu bệnh và sử dụng an toàn thuốc BVTV tại vùng sản xuất trồng trọt trọng điểm, 86 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các xã Chương trình 135 về sử dụng, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Trong các hoạt động quảng bá, hội thảo về thuốc BVTV đều có quy định bắt buộc giới thiệu về nguyên tắc sử dụng an toàn, hiệu quả. Đã biên soạn và in ấn 163.000 tờ rơi, 2.000 poster hướng dẫn về biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, sử dụng nước tiết kiệm nước; 11.500 cuốn sổ tay hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và sử dụng thuốc BVTV trên cây có múi, cây rau, lúa, ngô, mía. 

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại bền vững, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, ngành đã xây dựng, triển khai trên 600 mô hình (quy mô từ 0,5 - 20 ha/mô hình)áp dụng kỹ thuật IPM trên các loại cây trồng chính (cây ăn quả có múi, mía, rau, lúa, ngô...); đến nay, diện tích ứng dụng IPM toàn phần chiếm 20% tổng diện tích gieo trồng, 80% diện tích ứng dụng IPM một phần. Diện tích canh tác đạt an toàn thực phẩm (ATTP),VietGAP, hữu cơ tăng dần qua các năm, hiện có hơn 2.530 ha cây ăn quả có
múi, cây rau được chứng nhận.

Thực hiện Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTNMT-BNNPTNT về hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.537 bể chứa bao gói thuốc BVTV; được lắp đặt ở các khu vực sản xuất trồng trọt tập trung, gần trục giao thông nội đồng, thuận tiện cho sử dụng; lượng thu gom vào bể chứa khoảng 15% tổng lượng bao gói thuốc BVTV toàn tỉnh, số còn lại hầu hết được người sản xuất tự đốt tiêu hủy. 

Cùng với công tác BVMT trong sản xuất trồng trọt, để đảm bảo các loài sinh vật ngoại lai không gây tác động xấu đến môi trường và đa dạng sinh học, đồng thời ngăn ngừa, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, cơ quan chuyên môn đã rà soát, đánh giá và xác định được 7 loài trên địa bàn tỉnh giúp các địa phương chủ động, kịp thời xử lý, thực hiện các biện pháp kiểm soát, diệt trừ. Trong đó, 6 loài thực vật và 1 loài động vật không xương sống, gồm: Bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản), cây trinh nữ thân gỗ (mai dương), cây trinh nữ móc, cúc liên chi, cây cỏ lào (cây bông hôi), cây ngũ sắc (bông ổi); ốc bươu vàng.

Công tác BVMT trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm, chú trọng; công tác tuyên truyền được triển khai thường xuyên và sâu rộng giúp nhận thức của người dân được nâng cao. Đặc biệt, quá trình sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ mang lại hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái. Thời gian tới, ngành tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hạn chế việc hình thành và lan rộng các khu vực ô nhiễm; kiểm soát sự phát sinh chất thải theo hướng hạn chế sử dụng ngay từ đầu vào của các quy trình sản xuất; tìm kiếm các mô hình sản xuất sạch, thân thiện môi trường,cho giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.


V.H

Các tin khác


Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục