(HBĐT) - Những năm gần đây, năm nào phường Thái Bình (TP Hòa Bình) cũng chịu thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là ảnh hưởng của tình trạng mưa lũ, sạt lở đất. Phường có 2 tuyến đường lớn là Tây Tiến và An Dương Vương chạy qua, trong đó có những điểm xung yếu, nguy cơ sạt lở rất cao. Ngoài ra, trên địa bàn có suối Chăm, suối Lau và một phần hồ Hòa Bình ở khu vực tổ Tháu và tổ Vôi. Hệ thống sông, suối này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tai. Kết quả rà soát khu vực trọng điểm xung yếu cho thấy, hiện, trên địa bàn phường có 119 hộ nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió, bão; 49 hộ trong vùng dễ bị cô lập, chia cắt khi có mưa lũ.


Vào mùa mưa, suối Chăm, phường Thái Bình (TP Hoà Bình) luôn tiềm ẩn rủi ro thiên tai cao.

Năm 2022 được dự báo thiên tai có diễn biến phức tạp, khó lường; mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra bất ngờ... Căn cứ tình hình thực tế trong nhiều năm qua, phường Thái Bình xác định phương châm ứng phó thiên tai trên địa bàn là: Chủ động phòng tránh; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả. Đặc biệt, để ứng phó với lũ, ngập lụt, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất... ngay từ đầu năm, UBND phường đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai (PCTT). Đồng thời, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN phường đã xây dựng bổ sung phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Phường đã sớm kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN. Hoạt động thông tin liên lạc trong chỉ huy được chú trọng, nâng cao tính hiệu quả. Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN phường đã xây dựng phương án trực ban 24/24h. Cùng với đó, lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động luôn sẵn sàng huy động khi có tình huống. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị được chuẩn bị với 200 chiếc bao tải, 100 cọc tre, 10 áo phao, 20 chiếc cuốc, xẻng; hợp đồng đảm bảo phương tiện gồm 1 xe ô tô tải 5 - 10 tấn; 2 xe ô tô từ 20 - 45 chỗ và 1 máy xúc.

Đồng chí Trần Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: Để công tác PCTT được hiệu quả, trước hết mỗi người dân phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Do vậy, UBND phường đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ dân phố tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, truyền tải thông tin kịp thời, nhất là trong thời điểm xảy ra mưa lũ để người dân đề cao cảnh giác. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai tới hộ gia đình, nhất là với những hộ có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai và đã chịu tác động từ những năm trước đây. Đồng thời, quan tâm cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực sạt lở, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét...

UBND phường cũng đề nghị các nhà trường đứng chân trên địa bàn có biện pháp giáo dục cho học sinh hiểu biết về lũ, bão, sạt lở đất và cách phòng, tránh khi đi học qua các khu vực thường xuyên bị ngập sâu nếu có mưa lớn và địa điểm nguy cơ sạt lở đất. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong công tác PCTT&TKCN. Huy động tiềm lực sẵn có trong Nhân dân trong việc chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng khi thiên tai, bão lũ xảy ra.

Bên cạnh đó, các tổ dân phố, cơ quan đóng trên địa bàn, mỗi đơn vị thành lập 1 tiểu ban xung kích PCTT, sẵn sàng huy động lực lượng khi có tình huống. UBND phường yêu cầu các tổ dân phố thường xuyên rà soát địa bàn, nắm chắc từng hộ gia đình, các điểm xung yếu có nguy cơ chịu ảnh hưởng của các cấp độ rủi ro thiên tai có thể xảy ra, thông báo, cảnh báo đến người dân để có biện pháp chủ động phòng ngừa. Sát sao theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, các loại hình thiên tai, kịp thời chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả ban đầu. Các tổ dân phố cũng thường xuyên tổ chức vệ sinh, phát dọn đường làng, ngõ phố, khơi thông hệ thống các tuyến mương, con suối đảm bảo thông thoáng dòng chảy tiêu thoát lũ. Đồng thời, đảm bảo vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng cho việc ứng cứu, khắc phục hậu quả tại chỗ...


Bình Giang

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục