(HBĐT) - Tự mua dây điện rồi dựng trụ tre, gỗ không đảm bảo chất lượng để kéo điện từ trụ chính về nhà, khiến cho nguồn điện bị hao phí và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn điện giật, nhất là vào những ngày mưa, bão. Đây là thực trạng ở một số xã, đặc biệt là các xã vùng cao trên địa bàn huyện Đà Bắc.


Hệ thống đường dây điện tự kéo bằng cột tre tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết (Đà Bắc).

Xóm Bao, xã Giáp Đắt có 93 hộ với 403 nhân khẩu. Tại xóm, năm 2016 - 2017, Nhà nước đầu tư xây dựng 1 trạm biến áp, lắp đặt hệ thống đường điện sinh hoạt phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn. Do dân cư sinh sống rải rác, một số điểm chưa có đường điện hạ thế, tại khu tái định cư xen ghép Suối Tào, xóm Bao hiện còn trên 30 hộ với 120 nhân khẩu hàng ngày phải dùng chung đường dây điện tự kéo từ nguồn điện lưới quốc gia về nhà. Chính vì tự làm nên mọi thứ rất tạm bợ, các cột gỗ, cành cây được dùng để mắc dây điện, nhiều cột gỗ đã mục nên xảy ra đổ gãy thường xuyên, khiến cho nhiều đường dây điện bị võng xuống. Nhiều nơi dây điện nằm trên mái nhà, lẫn trong bụi cây không đủ độ cao quy định, gây nguy hiểm đến người và gia súc, gia cầm.

 Gia đình ông Hà Văn Sương ở cuối xóm Bao thường xuyên sống trong tình trạng thiếu điện sinh hoạt, tự sử dụng đường dây thông tin kéo điện về nhà. Tuy nhiên nguồn điện yếu chỉ đủ thắp sáng, không sử dụng được các thiết bị điện như ti vi, nồi cơm điện, tủ lạnh...  

Cũng như xóm Bao, xã Giáp Đắt, tại khu dân cư xen ghép xóm Lăm và khu Bưa Bạt, xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết, người đi đường không khỏi lo lắng khi đường dây điện của gần 30 hộ trong xóm có chỗ được làm bằng cột tre thô sơ xiêu vẹo, thậm chí có vị trí dây điện nằm sát mặt đất, có đoạn dây điện chăng qua các bụi cây, gây mất an toàn cho người và gia súc đi qua khi xảy ra sự cố chập điện. Chị Lý Thị Sinh, xóm Thầm Luông cho biết, những năm qua, gia đình chị luôn sống trong tình cảnh thấp thỏm, lo âu. Để có điện sử dụng, gia đình phải dùng các trụ gỗ để làm cột, tự mua dây điện về đấu nối.
 
Với thực trạng đường điện hiện nay trên địa bàn huyện nói chung và các xã, đặc biệt là các xã vùng cao nói riêng không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan mà còn tiềm ẩn nguy hiểm. Chính quyền địa phương đã khuyến cáo bà con chú ý khi sử dụng điện, tránh để xảy ra trường hợp đáng tiếc. 

Đồng chí Xa Công Thức, Phó Chủ tịch UBND xã Giáp Đắt cho biết: Xã rất mong các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống điện đáp ứng niềm mong mỏi của Nhân dân, tạo điều kiện giúp bà con ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất.

Đã có những tai nạn đáng tiếc xảy ra và cũng không có gì đảm bảo trong thời gian tới sẽ không còn tai nạn. Điện là nhu cầu thiết yếu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Để người dân yên tâm sinh sống, sản xuất rất cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp cũng như các ngành chức năng sớm có giải pháp cụ thể đầu tư hạ tầng lưới điện ổn định, an toàn cho người dân.


Minh Duy
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc)


Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục