Kiểm tra công tác ATVSLĐ - PCCN tại Công ty TNHH Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).

Kiểm tra công tác ATVSLĐ - PCCN tại Công ty TNHH Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).

(HBĐT)- Trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây, công tác ATVSLĐ - PCCN đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan QLNN chuyên ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp, người lao động quan tâm nên số vụ tai nạn lao động đã giảm dần.

 

Nếu như năm 2005 có 5 vụ tai nạn lao động xảy ra làm chết 10 người thì năm 2011 chỉ còn xảy ra 3 vụ. Tuy nhiên, tình hình mất an toàn lao động, không đảm bảo vệ sinh lao động và cháy, nổ vẫn đang tiềm ẩn trong quá trình tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp, HTX, kinh doanh của các hộ gia đình. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho người lao động, công tác ATVSLĐ - PCCN phải được đảm bảo một cách thường xuyên không chỉ trong tuần lễ đỉnh cao hay một tháng an toàn.

 

 Từ thực trạng công tác ATVSLĐ - PCCN trên địa bàn

 

Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 2.019 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, trong đó có 23 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 53 Công ty Nhà nước, 137 doanh nghiệp tư nhân, 568 công ty TNHH một thành viên, 588 công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, 534 công ty cổ phần, 1 tổ chức khoa học và 138 chi nhánh, văn phòng đại diện. Về phát triển kinh tế tập thể, trên địa bàn có 240 HTX và 18.920 hộ kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và vừa, có 896 doanh nghiệp, chiếm 49,7% đăng ký hoạt động lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, 731 doanh nghiệp dịch vụ, chiếm 40% và lĩnh vực nông nghiệp có 201 doanh nghiệp, chiếm 11%. Như vậy, trong tổng số doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh có khoảng trên 50% là kinh doanh khai thác khoáng sản, điện, ga và các thiết bị dễ gây tai nạn, cháy, nổ, có tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, cháy, nổ.

 

Qua kiểm tra trước, trong và sau tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN năm 2011 cho thấy, thông qua thực hiện các hoạt động của chương trình Quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ, PCCN trong các doanh nghiệp, HTX đã từng bước góp phần làm thay đổi căn bản nhận thức của đội ngũ cán bộ QLNN, cán bộ quản lý doanh nghiệp, người lao động và xã viên HTX, các trang trại, làng nghề về công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng - chống cháy nổ đã giúp cho họ xác định rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng các quy định của công tác này trong quá trình SX -KD, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ trong công tác này, từng bước hình thành văn hóa an toàn trong lao động sản xuất.Từ hoạt động nâng cao hiệu quả của công tác QLNN, thông qua hệ thống văn bản pháp quy, hoạt động của bộ máy tổ chức cán bộ, cung cấp thiết bị, nghiên cứu và huấn luyện nghiệp vụ đến công tác tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm, hội thi, tổ chức tuần lễ quốc gia đến hoạt động huấn luyện cho cán bộ QLNN, biên soạn, cung cấp tài liệu đã được quan tâm đúng mức và thực sự đi vào nề nếp.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, công tác ATVSLĐ - PCCN vẫn có nhiều tồn tại, thậm chí là khuyết điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất chế biến vật liệu xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ, điện, ga, thuốc trừ sâu cần coi trọng công tác này vì chạy theo lợi nhuận mà quên hoặc cố tình không tuyên truyền, huấn luyện, đầu tư trang bị bảo hộ lao động cho người lao động, chưa có quy trình, quy định và giải pháp an toàn trong quá trình sản xuất. Người lao động coi thường tính mạng của mình, không chấp hành nội quy, quy định, không sử dụng trang bị bảo hộ khi làm việc trong môi trường nguy hiểm. Đối với các cơ quan QLNN chưa có giải pháp tuyên truyền, huấn luyện đồng bộ, thường xuyên, chưa nghiêm túc trong quá trình xử lý vi phạm về mất an toàn trong các kỳ thanh, kiểm tra.

 

Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho những năm tiếp theo

 

Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 14 năm 2012, diễn ra từ ngày 18 - 24/3/ 2012. Tỉnh Đồng Nai là địa phương trọng điểm được chọn để tổ chức lễ phát động và các hoạt động mang tính chất quốc gia của tuần lễ với chủ đề Xây dựng văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động. Để tuần lễ quốc gia đi vào cuộc sống, không chỉ trong tuần cao điểm, tháng cao điểm mà công tác này phải được quan tâm thường xuyên, chúng ta cần làm tốt một số nội dung sau:

 

Một là, công tác tuyên truyền cần phải được cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp quan tâm giúp cho người lao động hiểu rõ tầm quan trọng và là quy định bắt buộc về ATVSLĐ - PCCN trong quá trình lao động sản xuất, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua quảng cáo, panô, áppích, hội thi và thông qua tập huấn, hội nghị để chuyển tải đến cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp.

 

Hai là, các doanh nghiệp cần phải đầu tư trang bị, máy móc, bảo hộ lao động và phải được kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định trước khi đưa vào sử dụng, nhất là các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đối với bảo hộ lao động cần trang bị đầy đủ theo các ngành nghề mà không chỉ dừng lại ở quần, áo, giày, găng tay, mũ, khẩu trang và dây an toàn.

 

Ba là, hàng năm, các doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, khám sức khỏe cho người lao động, đo tác động môi trường đến người lao động và những điều kiện khác nhằm đảm bảo cải thiện điều kiện làm việc. Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn, thường xuyên tự kiểm tra nội bộ trong đơn vị để kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn để chủ động phòng ngừa, đồng thời phát động phong trào thi đua vệ sinh an toàn trong đơn vị.

 

Bốn là, các cơ quan QLNN thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có quy định ngặt nghèo về an toàn lao động, xử lý nghiêm những doanh nghiệp không chấp hành, không thực hiện tốt quy định để xảy ra mất an toàn, đề nghị doanh nghiệp xử lý nghiêm những lao động không có ý thức chấp hành nội quy, coi thường tính mạng trong quá trình lao động. Tăng cường năng lực, phương tiện cho đội ngũ thanh tra viên để họ có đủ điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm tổng kết, đánh giá, động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác an toàn .

 

                                                  Th.S Nguyễn Thanh Thủy 

                                                   PGĐ Sở LĐ -TB&XH

Các tin khác


Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục