Nông dân xã Yên Mông (TPHB) đốt rơm rạ sau khi thu hoạch vụ lúa mùa.

Nông dân xã Yên Mông (TPHB) đốt rơm rạ sau khi thu hoạch vụ lúa mùa.

(HBĐT) - Đó là khuyến cáo được đưa ra đối với bà con nông dân có thói quen đốt rơm, rạ ngay trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Bởi các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng có nhiều tác hại, trong đó, đáng lo ngại nhất là gây ra ô nhiễm môi trường.

 

Thành phần chủ yếu của rơm, rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính... Khi đốt cháy rơm, rạ không chỉ có khí CO2 (dioxid cacbon) mà các khí độc khác như CH4 (metan), khí CO (cacbon monoxid) và một ít khí SO2 (dioxid sunfur) cũng thải vào không khí. Con người hít phải các loại khí độc này sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ gây ung thư phổi. Theo ước tính của các nhà chuyên môn, đốt trung bình 7 tấn rơm rạ (tương đương khoảng 1 ha canh tác lúa) sẽ phát thải 9,1 tấn CO2, 798 kg khí CO, 398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi. Như vậy, khói tạo ra từ rơm, rạ nói riêng và từ rác nói chung sẽ tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro rác chứa chất độc làm ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.

 

Không chỉ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, việc đốt rơm, rạ còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích, góp phần làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa - một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa tăng cao. Thêm vào đó, đốt rơm, rạ ở nhiệt độ cao sẽ làm một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên trai cứng. Việc làm này càng đáng tiếc khi theo các nghiên cứu khoa học, trong rơm, rạ có chứa nhiều nguồn dinh dưỡng quý cho đất. Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), trong 1 tấn rơm, rạ chứa 5 - 8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg carbon. Như vậy, đốt bỏ rơm, rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng tương đối lớn phân bón và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó Chi cục BVTV cho biết thêm: Bình quân mỗi ha đất thu hoạch khoảng 5 tấn thóc, tương đương với chừng đó tấn rơm, rạ. Trong rơm, rạ, hàm lượng đạm nguyên chất thường chiếm 0,7% tổng lượng chất khô, tương tự với lân nguyên chất và kali nguyên chất 0,23% và 1,75%. Như thế, mỗi ha rơm, rạ có thể cung cấp cho đất 35 kg N, 11,5 kg P205 và 87,5 kg K20; tương ứng 76 kg phân đạm, 72 kg phân lân và 178 kg phân kaliclorua, ngoài ra là các chất hữu cơ, chất vi lượng mà các loại phân khoáng không thể có được. Đây là nguồn dinh dưỡng quý cho đất nên thay vì thói quen “lợi bất cập hại” là đốt bỏ rơm, rạ ngay tại đồng sau khi thu hoạch, bà con nông dân nên tận dụng cày vùi rơm, rạ vào đất. Đây là cách làm có tác động tích cực và trực tiếp đến chất lượng đất, trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất nên về lâu dài có tác dụng bảo toàn và gia tăng khả năng dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.

 

 

Thành phần chủ yếu của rơm, rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính... Khi đốt cháy rơm, rạ không chỉ có khí CO2 (dioxid cacbon) mà các khí độc khác như CH4 (metan), khí CO (cacbon monoxid) và một ít khí SO2 (dioxid sunfur) cũng thải vào không khí. Con người hít phải các loại khí độc này sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ gây ung thư phổi. Theo ước tính của các nhà chuyên môn, đốt trung bình 7 tấn rơm rạ (tương đương khoảng 1 ha canh tác lúa) sẽ phát thải 9,1 tấn CO2, 798 kg khí CO, 398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi. Như vậy, khói tạo ra từ rơm, rạ nói riêng và từ rác nói chung sẽ tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro rác chứa chất độc làm ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.

 

Không chỉ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, việc đốt rơm, rạ còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích, góp phần làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa - một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa tăng cao. Thêm vào đó, đốt rơm, rạ ở nhiệt độ cao sẽ làm một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên trai cứng. Việc làm này càng đáng tiếc khi theo các nghiên cứu khoa học, trong rơm, rạ có chứa nhiều nguồn dinh dưỡng quý cho đất. Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), trong 1 tấn rơm, rạ chứa 5 - 8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg carbon. Như vậy, đốt bỏ rơm, rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng tương đối lớn phân bón và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó Chi cục BVTV cho biết thêm: Bình quân mỗi ha đất thu hoạch khoảng 5 tấn thóc, tương đương với chừng đó tấn rơm, rạ. Trong rơm, rạ, hàm lượng đạm nguyên chất thường chiếm 0,7% tổng lượng chất khô, tương tự với lân nguyên chất và kali nguyên chất 0,23% và 1,75%. Như thế, mỗi ha rơm, rạ có thể cung cấp cho đất 35 kg N, 11,5 kg P205 và 87,5 kg K20; tương ứng 76 kg phân đạm, 72 kg phân lân và 178 kg phân kaliclorua, ngoài ra là các chất hữu cơ, chất vi lượng mà các loại phân khoáng không thể có được. Đây là nguồn dinh dưỡng quý cho đất nên thay vì thói quen “lợi bất cập hại” là đốt bỏ rơm, rạ ngay tại đồng sau khi thu hoạch, bà con nông dân nên tận dụng cày vùi rơm, rạ vào đất. Đây là cách làm có tác động tích cực và trực tiếp đến chất lượng đất, trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất nên về lâu dài có tác dụng bảo toàn và gia tăng khả năng dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.

 

 

                                                                         P.V

 

 

Các tin khác

Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình  thu gom và vận chuyển rác thải trong ngày.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích đất rừng

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất rừng sang mục đích khác.

Đà Bắc huy động sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

(HBĐT) - Mặc dù năm 2015, huyện Đà Bắc không có xã nào về đích NTM nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi động ở các xã. Tuy đời sống sinh hoạt, sản xuất còn nhiều khó khăn nhưng nhờ triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã huy động nhân dân đóng góp hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Huyện Kỳ Sơn: Nhiều giải pháp thực hiện tiêu chí giáo dục

(HBĐT) - Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn đã dành nhiều quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM, toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt tiêu chí môi trường. Sau 5 năm, đến nay đã có 72 xã được công nhận đạt tiêu chí này, tăng 70 xã.

Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá tầm trong lồng

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hòa Bình đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá tầm trong lồng quy mô 100 m3/lồng tại xã Hiền Lương (Đà Bắc). Trên 30 hộ nông dân thuộc xã Toàn Sơn cũng đến tham quan và học tập mô hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục