(HBĐT) - Ngày 17/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương về tình hình phát triển CN-TTCN và thương mại trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.



Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận buổi làm việc.

Thời gian qua, Sở Công Thương đã tích cực tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả QLNN lĩnh vực công thương. Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, ngành chủ động triển khai các biện pháp thúc đẩy SX-KD; kịp thời phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp để ổn định hoạt động. Chủ động xây dựng kịch bản và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân cả trong thời điểm dịch bệnh diễn ra.

Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15% so với năm 2019; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,88%; kim ngạch xuất khẩu tăng 31,72%; kim ngạch nhập khẩu tăng 37,8% so với năm 2019. Trong tỉnh đã quy hoạch 20 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích đất 800,165 ha. Có 15/20 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 626,46 ha. 5 CCN tại các huyện: Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đã đi vào hoạt động.

Cùng với phát triển CN-TTCN, hệ thống hạ tầng thương mại từng bước hình thành kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh, chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống của người dân. Công tác xúc tiến thương mại được tăng cường, đa dạng về cách thức, phong phú về nội dung, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển giao thương.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương và qua trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc cho thấy, phát triển công nghiệp của tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH, chưa có ngành công nghiệp chủ lực đóng vai trò dẫn dắt, sức cạnh tranh cao. Chưa có các dự án công nghiệp lớn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết nhiều việc làm trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, thương mại đầu tư thiếu đồng bộ. Chất lượng điện cung cấp cho sản xuất, nhất là ở các khu, CCN chưa ổn định...

Từ thực tế trên, Sở Công Thương đề nghị BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo xây dựng Kế hoạch về xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm CN-TTCN và nông, thủy sản chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025; triển khai xây dựng Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN đến năm 2025, nhằm phấn đấu diện tích đất các khu, CCN chiếm 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận vai trò quan trọng của ngành Công Thương góp phần đắc lực thúc đẩy ngành CN - TTCN, thương mại của tỉnh phát triển. Song, đồng chí cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, trong đó nhấn mạnh tới việc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhà đầu tư lớn, chất lượng đầu tư vào công nghiệp hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và của nhà đầu tư…

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Trong thời gian tới, ngành Công Thương cần tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; tiếp tục thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phát triển KT-XH, vừa phòng, chống dịch bệnh. Quan tâm phối hợp với các ngành làm tốt công tác quy hoạch tỉnh đảm bảo chất lượng, tầm nhìn chiến lược, trong đó có quy hoạch về khu, CCN, lưới điện, hạ tầng thương mại. Việc phát triển công nghiệp phải đảm bảo xanh, sạch, chú trọng quản lý rác thải, khí thải, môi trường và phát triển theo xu hướng: công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Cần lựa chọn thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, có giá trị gia tăng và tỉnh có lợi thế. Đặc biệt, việc thu hút đầu tư công nghệ cao phải đảm bảo 4 vượt trội là: môi trường sống, kết nối, nguồn nhân lực và thủ tục hành chính.

Về thương mại, dịch vụ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần tập trung tối đa cho thị trường Hà Nội, thường xuyên thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Đối với công tác xuất khẩu phải hướng tới thương hiệu sản phẩm hàng hóa của tỉnh ra thị trường quốc tế.

Đồng chí giao Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với ngành điện có lộ trình đầu tư hệ thống trạm biến áp, đường dây, không để thiếu điện phục vụ sản xuất…

Hoàng Nga

Các tin khác


Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường đã được Bộ Chính trị phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 15/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Miễn nhiệm, từ chức, từ quy định đến thực tế

Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (Quy định số 41) được ban hành nhằm thể chế hóa, đồng bộ quy định của Đảng, phù hợp pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ. Cùng với các quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 41 đi vào cuộc sống thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục