(HBĐT) - Năm 2022, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn do tác động của tình hình thế giới và khu vực; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19. Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tổ chức thực hiện 8 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Báo Hòa Bình bình chọn 10 sự kiện và kết quả nổi bật của tỉnh đạt được năm 2022.


1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh. Tổng Bí thư đã biểu dương những cố gắng và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nổi bật là đã chủ động triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, có định hướng phát triển đúng, phù hợp với điều kiện của địa phương, đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chăm lo cải thiện đời sống của Nhân dân…

2. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, nổi bật là hoàn thiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026; xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031. Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; Quy định về phân cấp, quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh; Quyết định phân công cán bộ, lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng kết nạp đảng viên (trong năm kết nạp 1.638 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 102,38% so với chỉ tiêu đề ra). Thực hiện toàn diện các nhiệm vụ công tác nội chính, kiểm tra, giám sát theo quy định; phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử của Nhà nước.

3. Thực hiện quyết liệt, thống nhất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm 4 đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Hòa Bình có mức tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước: Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, có 18/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%; quy mô kinh tế đạt gần 57,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4 nghìn tỷ đồng so với năm 2021. Thu ngân sách Nhà nước vượt 64% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Kim ngạch xuất khẩu tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.


4. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 18,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, đô thị, du lịch… Đặc biệt một số dự án giao thông trọng điểm nhằm kết nối hệ thống giao thông trong tỉnh và khu vực như đường nối từ đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu), đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) kết nối với quốc lộ 6, đường kết nối thị trấn Lương Sơn – Xuân Mai, Hà Nội... Diện mạo đô thị của tỉnh có nhiều đổi mới, tạo ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước.

5. Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng: Đã có sản phẩm chuối, nhãn, bưởi, mía xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu. Trong năm có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 73 xã (bằng 56,6% tổng số xã); có 21 xã nông nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu và 171 vườn mẫu. Có thêm 23 sản phẩm OCOP được công nhận, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 123 sản phẩm đạt 3-4 sao. Tổ chức thành công Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du, miền núi phía Bắc năm 2022 nhằm kết nối giao thương, quảng bá hàng nông sản của tỉnh tới người tiêu dùng gắn với tiêu thụ sản phẩm.


6. Môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện, hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, nhất là thu hút các nhà đầu tư chiến lược: Trong năm có 75 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 35.000 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số dự án đầu tư được cấp phép đầu tư tăng 31 dự án, vốn đăng ký đầu tư bằng 102,2%. Đặc biệt đã chấp thuận cho Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư thực hiện 3 dự án Khu đô thị sinh thái và Quần thể khu vui chơi giải trí cao cấp tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn với tổng vốn đầu tư trên 14.500 tỷ đồng.

7. Tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao tạo điều kiện cho du lịch phục hồi mạnh mẽ: Tổ chức chương trình "Hòa Bình – Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022, chuỗi hoạt động Kỷ niệm 90 năm xác lập và nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình”; tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao các cấp tỉnh Hòa Bình lần thứ VII, năm 2022 và đăng cai tổ chức môn đua Xe đạp trong chương trình Đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games) lần thứ 31. Các hoạt động kích cầu du lịch được đẩy mạnh; Tổng khách du lịch 3.000.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước đạt 203%, đạt 116,3% kế hoạch năm; trong đó: Khách quốc tế 100.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước đạt 206,3%, đạt 105% kế hoạch năm; khách nội địa 2.900.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước đạt 202,9%, đạt 116,9% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 3.100 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đạt 204,9%, đạt 129,3% kế hoạch năm.


8. Giáo dục - đào tạo, y tế tiếp tục phát triển vững chắc: Chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định, có chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,37%, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành phố (tăng 29 bậc so với năm học 2020-2021), điểm thi trung bình cộng của thí sinh đạt 6,289 điểm, số lượng điểm 10 của tỉnh đạt cao với tổng số 88 điểm 10, tỉnh xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố có số lượng điểm 10 cao nhất toàn quốc. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 tiếp tục được giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

9. Chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác hỗ trợ, thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào sinh sống tại các xã vùng khó khăn... được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt. Đã tập trung triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ước đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,29%, giảm 3,2% so với năm 2021.

10. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững: Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ và phòng, chống khủng bố; diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa, có một phần thực binh. Công tác phòng ngừa đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm được tăng cường; thực hiện tốt đợt cao điểm nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.



Các tin khác


Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai làm việc với lãnh đạo tỉnh

Chiều 22/4, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và Quỹ Công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về công tác vận động, hỗ trợ của quỹ. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai. Làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng.

BTV Tỉnh ủy cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH

Chiều ngày 19/4, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến vào  một số nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.

Gặp mặt tri ân chiến sỹ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 19/4, tại hội trường UBND tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Dự buổi gặp mặt tri ân có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Tiến Lực, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội

Chiều 18/4, đoàn công tác UBND TP Hà Nội do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và UBND TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng

Sáng 18/4 (10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ở Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Phú Thọ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục