(HBĐT) - Trong trào phụ nữ “Ba đảm đang” dù ở giai đoạn nào vẫn luôn được các thế hệ phụ nữ Lạc Sơn gìn giữ, tiếp nối truyền thống. Đặc biệt trong những năm gần đây, các cấp Hội phụ nữ trong huyện vận động hội viên không ngừng phấn đấu, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, chung sức, đồng lòng để các phong trào thi đua của Hội ngày càng lan tỏa, có tác động mạnh mẽ đến đời sống của hội viên, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của địa phương.

 

Công ty TNHH MTV Lục Nghiệp Thành do bà Dương Thị Bin, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) xây dựng và phát triển đã đem lại thu   nhập và việc làm ổn định cho gần 600 phụ nữ tại địa phương và các xã, huyện lân cận.

 

Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: BTV Hội LHPN huyện đang tổng hợp, biên soạn cuốn sách về lịch sử, truyền thống phong trào phụ nữ huyện Lạc Sơn từ năm 1930 đến nay. Cuốn sách được dựa trên những sưu tầm, tổng hợp tư liệu lịch sử về phong trào phụ nữ huyện từ năm 1930 - 2000 của BTV Hội LHPN Lạc Sơn khóa XIX. Tinh thần xuyên suốt của các phong trào phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử chính là tính chất đảm đang của phong trào phụ nữ. Giai đoạn lịch sử ghi dấu tên gọi phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” chính là khi hai miền “Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”. Trong không khí sục sôi của những năm tháng lịch sử đó, ngày 22/3/1965, T.ư Hội LHPN Việt Nam phát động trên toàn miền Bắc phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” (đảm nhiệm sản xuất, công tác thay thế nam giới đi chiến đấu; đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng, con yên tâm tham gia chiến đấu; đảm nhiệm phục vụ chiến đấu, tích cực tham gia mọi công tác chính quyền, đoàn thể, bảo vệ trị an, phục vụ chiến đấu ở địa phương, sẵn sàng gia nhập quân đội, chiến đấu giết giặc khi Tổ quốc cần). Sau đó, phong trào được Bác Hồ trực tiếp đổi tên thành “Ba đảm đang”. Hưởng ứng các nội dung của phong trào, phụ nữ ở Mường Vang (Lạc Sơn) cùng với phụ nữ trong tỉnh và phụ nữ cả nước hăng hái thi đua lao động, sản xuất, chiến đấu, tích cực đóng góp công, của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Hàng nghìn phụ nữ, nữ thanh niên trong huyện xung phong lên đường nhập ngũ chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Phụ nữ ở hậu phương vừa đảm đang sản xuất, công tác, nuôi dạy con, vừa tích cực tham gia dân quân tự vệ và trực tiếp chiến đấu, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, giúp đỡ bộ đội... Với tinh thần thi đua yêu nước “Đồng ruộng là chiến trường”, “Mỗi người làm việc bằng hai”, chị em các dân tộc trong huyện hăng hái tham gia các mặt công tác được Huyện ủy Lạc Sơn và Hội LHPN tỉnh đánh giá cao. Tiêu biểu như HPN: xã Tân Lập với phong trào “Cấy nhanh, cấy khéo”; xã Liên Vũ với phong trào “Chăm sóc bèo hoa dâu”; xã Vũ Lâm với phong trào “Cào cỏ bằng sắt hòng chăm sóc lúa”…

 

Hoạt động của HPN sôi nổi, tích cực trong nhiều lĩnh vực công tác. Chị em công nhân viên chức thi đua lao động đạt năng suất cao. Trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dạy con, HPN đã vận động chị em thay đổi dần các tập tục lạc hậu, học tập kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học. Năm 1965, cả huyện có 12 nhóm trẻ với 63 cháu. Năm 1970 tăng lên 73 nhóm với 93 nhà trẻ, 1.352 cháu. Đây cũng là thời kỳ đội ngũ cán bộ nữ được tăng cường và các chị đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (năm 1970, Hội LHPN huyện có 10.652 hội viên, trong đó 5.872 hội viên đạt danh hiệu ba đảm đang).

 

51 năm qua, ngọn lửa “Ba đảm đang” vẫn luôn được các thế hệ phụ nữ huyện Lạc Sơn gìn giữ và phát huy dưới nhiều hình thức mới. Hiện nay, Hội LHPN huyện luôn chủ động xây dựng các kế hoạch thi đua và phát động phong trào thi đua như: Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương”, hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn... Đồng thời, gắn việc tổ chức phong trào thi đua với thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

 

Trong những nhiệm vụ trọng tâm, Hội đặt lên hàng đầu việc phải nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu. Cùng với đó, Hội chú trọng nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng. Tính đến ngày 30/6/2016, tổng dư nợ Hội quản lý ủy thác từ Ngân hàng CSXH trên 84, 59 tỷ đồng với 130 tổ vay vốn, giúp 6.116 thành viên vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, XĐ-GN. Trong 6 tháng đầu năm, Hội đã giúp các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ với 3.784 hội viên tham gia giúp 398 hộ với trên 368 triệu đồng. 100% hộ hội viên nghèo, cận nghèo được giúp đỡ dưới nhiều hình thức. Công tác hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc được triển khai khá sôi nổi qua tổ chức các chiến dịch CSSKSS; phối hợp khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, người già, trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; thành lập các CLB phòng, chống ma túy, TNXH, CLB sức khỏe sinh sản...

 

 

                                                                           Hồng Duyên

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục