(HBĐT) - Tháng 12/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP về “Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn từ năm 2011-2016”. Hòa Bình là một trong các địa phương được thụ hưởng chính sách này và đã triển khai, thực hiện có hiệu quả.

 

Báo cáo số 136, ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị định số 116 nêu rõ: Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, Đồng thời rà soát tổng hợp và thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng hưởng chính sách. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, tỉnh ta đã có 37.502 lượt đối tượng được chi trả với tổng kinh phí trên 515.255 triệu đồng (bình quân mỗi năm được hỗ trợ 100 tỷ đồng). Về địa bàn áp dụng, năm 2011, có 73 xã và 15 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được thụ hưởng; năm 2012 và 2013 có 68 xã và 15 thôn, bản ĐBKK được hưởng; năm 2014 và 2015 có 95 xã và 15 thôn, bản ĐBKK được thụ hưởng.

 

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là một chính sách thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn lớn đã góp phần làm cho CB,CC,VC, người lao động công tác tại các vùng có điều kiện KT -XH ĐBKK của tỉnh yên tâm công tác, cống hiến. Bên cạnh đó thu hút được người có trình độ, năng lực đến công tác ở những vùng này, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH, giữ vững ANTT trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116 đã giúp đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế của tỉnh yên tâm bám trường, bám trạm, yêu trẻ, yêu nghề, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, CSSK nhân dân.

 

Tính nhân văn, ưu việt của chính sách khá rõ ràng, tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện gặp không ít khó khăn, bất cập được các ngành phản ánh như: về đối tượng, điều kiện thụ hưởng tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với CC, VC có quyết định phân công về công tác  tại địa bàn các xã ĐBKK theo quy định của Chính phủ và trụ sở cơ quan, đơn vị phải nằm trên địa bàn các xã ĐBKK. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có một bộ phận cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ kiểm lâm thường xuyên công tác trên địa bàn các xã ĐBKK nhưng do không có trụ sở cơ quan ở nơi này nên không được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định số 116/NĐ-CP. Chế độ phụ cấp lâu năm áp dụng đối với CB,CC, VC công tác từ 5 năm trở lên ở vùng ĐBKK như quy định hiện nay còn thấp, trong khi chế độ phụ cấp thu hút có mức hưởng cao hơn chỉ áp dụng tối đa 5 năm cho 1 trường hợp công tác tại vùng ĐBKK dẫn đến nảy sinh hiện tượng: khi cán bộ đã công tác đủ 5 năm ở vùng được hưởng chế độ quy định tại Nghị định số 116 sẽ xin chuyển công tác hoặc cơ quan, đơn vị sẽ điều động, phân công cán bộ khác thay thế. Như vậy, Nghị định số 116 chưa thu hút và giữ chân được nhiều giáo viên giỏi, bác sỹ giỏi, CB,CC,VC, chiến sỹ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đến công tác và gắn bó lâu dài tại các đơn vị, trường học, trạm y tế ở vùng ĐBKK. Có một bất cập khác được đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ nêu  đó là: Hiện tượng giáo viên, cán bộ y tế xin được chuyển về công tác tại các xã ĐBKK hàng năm khá phổ biến, thậm chí phát sinh tình trạng khiếu kiện, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sắp xếp, điều động cán bộ.

 

Với những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 116/NĐ-CP trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ: tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Nghị định số 116; mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định. Cụ thể: ngoài cán bộ công an, quân đội phụ trách xã, đề nghị bổ sung đối tượng hưởng là cán bộ, chiến sỹ công tác tại phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh hoặc các đội nghiệp vụ công an cấp huyện thường xuyên đến công tác tại vùng có điều kiện KT -XH ĐBKK; bổ sung đối tượng công chức kiểm lâm địa bàn xã có quyết định phân công của cấp có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ tại các thôn, bản, xã ĐBKK; không giới hạn thời gian hưởng chế độ phụ cấp thu hút đối với mỗi trường hợp, đồng thời tăng phụ cấp lâu năm lên mức từ 1, 0 trở lên; có chế độ, chính sách đối với con em vùng kinh tế ĐBKK công tác tại các cơ quan công an, quân đội...

 

Trực tiếp khảo sát tình hình triển khai, thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đồng chí Giàng A Chu, Phó Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc của Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện chính sách để đạt hiệu quả tốt. Ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh để truyền tải tới Chính phủ và các bộ, ngành trong thời gian tới. Đồng thời nhấn mạnh: Nghị định số 116/ NĐ-CP đã đưa ra chính sách hết sức thiết thực và nhân văn trong việc thúc đẩy phát triển KT -XH ở vùng ĐBKK. Để phát huy tối ưu hiệu quả của chính sách theo Nghị định, UBND tỉnh và các sở, ngành hữu quan cần sát sao, chặt chẽ hơn nữa trong việc triển khai, thực hiện, tránh tình trạng CB,CC, VC lách chính sách để hưởng chế đọ, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.

 

 

                                                          Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục