(HBĐT) - Ngày 14/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá việc đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Dự hội nghị trực tuyến phía đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành liên quan.

 

Năm 2015, việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (gọi chung là Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính, tên viết tắt tiếng anh là SIPAS) ở quy mô quốc gia được triển khai lần đầu tiên do Bộ Nội vụ, Ban Thường trực UB T.Ư MTTQVN và T.Ư Hội CCB Việt Nam phối hợp thực hiện. 6 thu tục hành chính đã được chọn để triển khai SIPAS 2015 gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng nhà ở, Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh và Chứng thực. Phương pháp thu thập thông tin của SIPAS 2015 là điều tra xã hội học, với đối tượng điều tra là những người dân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính và nhận kết quả ở 6 lĩnh vực trên, trong phạm vi thời gian từ ngày 01/01/2014 đến 30/6/2015.   

   

                                        Toàn cảnh điểm cầu tại tỉnh ta. 

 

Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015 bước đầu phản ánh được thực trạng và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, cũng như cho thấy sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc giải quyết thủ tục hành chính trong thời gian tới, từ đó giúp các cơ quan hành chính nhà nước xác định các giải pháp phù hợp, khách quan nhằm khắc phục các vấn đề hiện nay. Số người cảm thấy hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở 6 lĩnh vực nằm trong khoảng 73,3-89,8% số người được hỏi. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lĩnh vực nhận được đánh giá thấp nhất và lĩnh vực cấp Giấy đăng ký kết hôn được đánh giá cao nhất. Tỷ lệ người dân được hỏi cảm thấy hài lòng về sự phục vụ của công chức ở 6 thủ tục là từ 74,3-87,2%. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn là thủ tục được đánh giá thấp nhất, cả về chất lượng công chức cũng như mức độ hài lòng về công chức. Sự hài lòng của người dân, tổ chức về toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính ở 6 thủ tục chiếm 74,4-89,5% số người được hỏi. Tuy nhiên, việc các bộ, ngành, địa phương triển khai đo lường sự hài lòng với các phương pháp khác nhau, tiêu chí đánh giá khác nhau không bảo đảm được tính thống nhất của nền hành chính, khiến cho người dân, tổ chức khó khăn trong tiếp cận thông tin, nhận thức không đúng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cũng như thiếu niềm tin về tính công bằng trong phục vụ người dân, tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước. 

 

Trong phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Bộ Nội vụ chủ chương phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục triển khai việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước định kỳ hàng năm ở quy mô quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương. Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức được cán bộ, ngành, địa phương sử dụng để khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, tổ chức, góp phần xây dựng thành công nền hành chính phục vụ. Xây dựng khung đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước để áp dụng thống nhất. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức, nâng cao tính khách quan của các kết quả điều tra.

 

Tại hội nghị, đại biểu của các tỉnh tham gia phát biểu tham luận nhằm tập trung bàn các giải pháp thực hiện tốt việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2017.

 

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời, đồng chí nhấn mạnh: một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính là triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong phạm vi ngành, địa phương, sử dụng kết quả đo lường để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với những địa phương chưa thực hiện đo lường, đồng chí đề nghị sớm xây dựng và triển khai đề án đo lường nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính ở địa phương nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách nền hành chính phục vụ của cả nước. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các phương pháp khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đang triển khai hiện nay. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong triển khai đo lường. Bên cạnh đó, đồng chí cũng đề xuất sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và bố trí kinh phí từ phía Chính phủ để các bộ, ngành, địa phương triển khai đo lường thường xuyên hàng năm.

                                                                              

                                                                             Thu Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục