Hai nước Việt Nam, Lào từ bao đời vốn có mối quan hệ gần gũi và thân thiết như anh em một nhà, luôn sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước. Cùng chung mục tiêu đó, một trong những lĩnh vực được lãnh đạo hai nước dành ưu tiên cao thúc đẩy hợp tác là giáo dục và đào tạo.



Một lớp học Tiếng Việt khai giảng ở Viêng Chăn.

Với tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, giai đoạn trước năm 1975, Việt Nam đã dành cho Lào sự giúp đỡ to lớn về giáo dục; xây dựng ở miền bắc một số trường nội trú để tiếp nhận hàng nghìn học sinh Lào sang học. Sau khi Hiệp ước hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký kết (18-7-1977), quan hệ hợp tác giữa hai nước nâng lên bước phát triển mới, toàn diện hơn; trong đó, hợp tác về giáo dục và đào tạo là một trọng tâm. Hiện, mỗi năm, Việt Nam cấp khoảng 1.000 suất học bổng hỗ trợ Lào. Theo thống kê chưa đầy đủ, hơn 50 năm qua, Việt Nam đã đào tạo gần 30 nghìn lưu học sinh Lào trong tất cả các ngành học, giúp nước bạn xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức, kịp thời phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Với kiến thức học ở Việt Nam, khi về nước, nhiều lưu học sinh Lào đảm nhận những vị trí quan trọng tại các bộ, ban, ngành; một số đã và đang nắm giữ những chức vụ cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào.

Gặp chúng tôi vào một sáng cuối tháng 11, nghệ sĩ quốc gia Lào Đuồng-mi-xay Li-cày-da (69 tuổi), cho biết, từ năm 1959, khi mới 11 tuổi, ông đã sang Việt Nam học tại Trường Văn hóa phân hiệu 1 ở Thái Nguyên. Sau đó, ông tiếp tục học tại Trường Văn hóa miền núi T.Ư tỉnh Bắc Giang và học ở Hà Nội cho đến năm 1969. Nhớ lại thời gian hơn mười năm học cũng như một số năm làm việc sau đó tại Việt Nam cùng bao bạn bè, những người sau này là trí thức mới đầu tiên của Lào, ông chia sẻ: Thời kỳ đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Lào về giáo dục - đào tạo không gì so sánh nổi. Việt Nam huy động tất cả nguồn lực của mình giúp Lào, trong khi người dân Việt Nam còn thiếu thốn. Cả một thời gian dài sau này, đất nước Lào phát triển nhanh chóng là nhờ có đội ngũ trí thức học ở Việt Nam trở về phục vụ đất nước.

Từng giữ vị trí quản lý tại Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, nghệ sĩ Đuồng-mi-xay Li-cày-da hiểu rõ về hoạt động hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước. Ông cho rằng, hai Đảng, hai Nhà nước xác định giáo dục-đào tạo là lĩnh vực hợp tác chiến lược, tạo lực lượng nòng cốt không những về tri thức để phát triển đất nước, mà còn tạo nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước sau này. Ngoài ra Việt Nam cũng giúp Lào xây dựng hàng chục cơ sở giáo dục tại nhiều tỉnh, thành phố, như: Trường dân tộc nội trú, Trường trung cấp dạy nghề, Trường năng khiếu và dự bị đại học dân tộc, Trường PTTH Hữu nghị Lào - Việt Nam… Hằng năm, Việt Nam cử nhiều chuyên gia, giáo viên sang giảng dạy chuyên môn về y tế, giáo dục, báo chí, văn hóa…, mở các khóa đào tạo về tiếng Việt cho cán bộ, công nhân viên các bộ, ban, ngành của Lào nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.

Về phía Lào, dù còn nhiều khó khăn, nhưng hằng năm, Chính phủ Lào cũng cấp hơn 40 suất học bổng học tiếng Lào cho Việt Nam. Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về đào tạo giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Gần đây nhất, trong chuyến thăm chính thức CHDCND Lào của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã ký Nghị định thư về hợp tác và đào tạo giai đoạn 2017-2022, làm cơ sở cho giai đoạn hợp tác toàn diện và sâu rộng về đào tạo giáo dục giữa hai nước.

Hiện nay, nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển ở mỗi nước, nhất là xây dựng một xã hội tri thức và hiện đại, ngành giáo dục-đào tạo hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện "Đề án Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”; trong đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt. Lưu học sinh Lào tại Việt Nam khi trở về nước sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Lào; đồng thời, là nhân tố quan trọng góp phần vun đắp và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

TheoNhanDan

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục