Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 5/12, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Đại hội đồng khóa 72 đã họp phiên toàn thể về đề mục thứ 77 trong chương trình nghị sự về đại dương và luật biển.



 (Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)

Phiên họp đã xem xét các báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề liên quan đến đại dương và luật biển và thảo luận về các dự thảo nghị quyết được đưa ra dưới đề mục này. 

Tại phiên thảo luận, các nước nhấn mạnh năm 2017 đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến vấn đề đại dương và luật biển, đặc biệt là Hội nghị Liên hợp quốc về đại dương lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề "Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và tài nguyên biển” nhằm hỗ trợ việc thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 14 về biển và đại dương. 

Đồng thời, các phiên họp của Ủy ban trù bị do Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập nhằm xây dựng công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ) đã kết thúc thành công, thông qua báo cáo khuyến nghị về các thành tố của văn kiện pháp lý về BBNJ. 

Các nước đều cho rằng đã đến lúc phải đưa các cam kết thành hành động thực tế nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển bền vững. 

Về UNCLOS, nhiều nước nêu bật tầm quan trọng của công ước với tư cách là "hiến pháp của đại dương” điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, đồng thời là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhằm quản lý và sử dụng hòa bình, bền vững và công bằng các tài nguyên biển, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp. 

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga khẳng định tính phổ quát và thống nhất của UNCLOS, kêu gọi tất cả các nước tôn trọng và thực thi các nghĩa vụ của mình nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển, vì lợi ích của toàn thể nhân loại và các thế hệ tương lai. 


Liên quan đến vấn đề biển Đông, Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh Biển Đông không chỉ là không gian sinh tồn của người dân các quốc gia ven biển mà còn là nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế lớn. Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm của khu vực và thế giới. 

Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở ​Biển Đông (DOC). 

Việt Nam hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), đồng thời đề nghị sớm đàm phán thực chất để xây dựng một COC có tính khả thi, ràng buộc pháp lý và phù hợp với UNCLOS 1982./. 

 

                                       TheoVietnamplus

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục