"Tìm về các di tích lịch sử của TP Ðà Nẵng chúng ta càng thấy trân trọng và yêu quý mảnh đất anh hùng, kiên cường, yêu những con người hồn hậu thủy chung, anh hùng bất khuất. Chúng tôi hiểu được bài học lịch sử quê hương qua những di tích một cách sâu sắc và chân thực nhất", bà Lê Thị Bích Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thuận Phước (quận Hải Châu, TP Ðà Nẵng) chia sẻ.


Hội LHPN thành phố Ðà Nẵng tổ chức các chuyến đi về nguồn nhằm giúp các cán bộ, hội viên hiểu thêm về truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương.

Khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ dành thời gian tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa tại TP Ðà Nẵng và quan trọng hơn là yêu mảnh đất, con người Ðà Nẵng, Hội LHPN thành phố Ðà Nẵng đã phát động công trình thi đua "Tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa TP Ðà Nẵng" trong cán bộ, hội viên. Qua hơn một năm triển khai, công trình thi đua không chỉ thu hút cán bộ hội các cấp mà còn nhận được sự hưởng ứng sôi nổi từ khắp các tầng lớp phụ nữ, từ những phụ nữ tiểu thương, công nhân, nông dân đến các chị em là trí thức, doanh nhân, lực lượng vũ trang. Sau mỗi chuyến đi tìm hiểu, các cấp hội còn tập hợp những hình ảnh, tài liệu liên quan để tuyên truyền trong các tầng lớp phụ nữ về ý nghĩa của công trình thi đua cũng như giáo dục về truyền thống đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Kết quả, đã có 351 bài viết cảm nhận từ cơ sở, phong phú về nội dung, phản ánh đa dạng các khía cạnh khác nhau của hoạt động thăm và tìm về di tích; có sáu phóng sự, bao gồm một phóng sự cấp thành phố chủ đề "Phụ nữ Ðà Nẵng - hành trình tìm về di tích lịch sử", và năm phóng sự của các cấp hội cùng hơn 3.218 bức ảnh tư liệu. Ðiển hình như bài viết "Giới thiệu một số di tích lịch sử, văn hóa tại TP Ðà Nẵng" của Ban Tuyên giáo Hội LHPN thành phố; phóng sự "Hành trình tìm về di tích lịch sử, văn hóa TP Ðà Nẵng" của Hội LHPN quận Hải Châu; "Hành trình tìm về địa chỉ đỏ" của Hội LHPN huyện Hòa Vang.

Ðáng nói hơn, đọng lại sau công trình thi đua này không phải là những con số mà là sự thay đổi nhận thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết của mỗi hội viên phụ nữ. Bà Nguyễn Hoàng Thị Diệu, Chủ tịch Hội LHPN phường An Khê (quận Thanh Khê) cho biết, năm vừa qua, Hội LHPN phường tổ chức cho các chi hội trưởng, cán bộ hội tham quan một số di tích lịch sử; sau đó, triển khai xuống 38 chi hội, có chi hội tự tổ chức đi đến hai đợt. "Những chuyến đi không chỉ "chạm" vào trái tim của mỗi người về tình yêu đất nước, mà còn giúp chị em nhận thức được trách nhiệm, cách ứng xử của bản thân đối với di tích. Từ đó, đóng góp kinh phí để tôn tạo, sửa chữa và ra quân dọn vệ sinh tại các khu di tích lịch sử, văn hóa tại các địa phương", bà Diệu chia sẻ.

Vui mừng, phấn khởi xen lẫn sự hoài niệm, nhớ thương là những cảm xúc đọng lại trong tâm trí của bà Ðinh Thị Hựu, Chi Hội trưởng phụ nữ 20a (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) sau chuyến hành trình "Về nguồn" do Hội LHPN phường Hải Châu 1 tổ chức. "Ðó là sự an lành trong tâm khi tôi tham quan đình làng Hải Châu (quận Hải Châu) - ngôi đình bình yên giữa trung tâm của thành phố; là niềm bồi hồi, xúc động khi đến thắp nén hương tại Công trình tôn tạo khu tưởng niệm nhà yêu nước Thái Thị Bôi (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Trong cuộc hành trình, tôi còn được về lại chiến khu xưa nơi mà cha tôi trước đây đã từng tham gia kháng chiến. Tôi nghĩ biết đâu trong chuyến "về nguồn" có thể tôi đã đặt chân lên chính dấu chân của cha tôi năm xưa, và đặc biệt hơn, chính nơi đây đã in dấu chân biết bao anh hùng liệt sĩ không tiếc máu xương để bảo vệ non sông, bảo vệ TP Ðà Nẵng thân yêu hôm nay", bà Hựu chia sẻ.

Không chỉ tham quan các khu di tích, nhiều cán bộ, hội viên đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước. Ðiển hình như chị Võ Thị Phương Lan, hội viên Chi hội Phụ nữ số 27 (phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu). Sau khi tham gia chuyến đi tìm hiểu về các điểm di tích lịch sử, chị đã tổ chức cho các thành viên trong gia đình đến các điểm di tích đó, giúp người thân và các con của chị hiểu hơn về lịch sử, về quá khứ hào hùng của dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với truyền thống của quê hương, đất nước. Hay như các chị Ðặng Thị Liễu, hội viên phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu), chị Huỳnh Thị Lụa, hội viên phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn)… đã tuyên truyền nhiều hội viên, phụ nữ của chi hội giữ gìn và bảo tồn di tích bằng những việc làm cụ thể thiết thực như dọn vệ sinh môi trường, trồng cây nghĩa tình, dâng hương, hoa vào những ngày lễ, Tết…

Từ việc tìm hiểu các di tích, mỗi người tham gia đều cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép. Và điều quan trọng hơn, qua mỗi chuyến đi để thấy yêu và tự hào hơn về quê hương mình; đi để lại trong lòng mỗi người cái tâm, cái tình và tinh thần trách nhiệm, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước.

 

                           TheoNhandan

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục