(HBĐT) - Những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 38, ngày 29/10/ 2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh được các huyện, thành ủy tiến hành khá bài bản, nghiêm túc. Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU, còn rất nhiều khó khăn, kết quả chưa đạt được như kỳ vọng.


Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Yên Thủy Bùi Văn Khâm cho biết: Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 38-CT/TU, Huyện ủy Yên Thủy đã thành lập BCĐ xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các DN ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn huyện. Giao Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với các đoàn thể CT-XH và cấp ủy cơ sở tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại DN, đánh giá thực trạng tình hình tổ chức Đảng, đoàn thể, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các DN. Tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc, tuyên truyền cho chủ DN và người lao động; giới thiệu quần chúng ưu tú để tạo nguồn phát triển đảng viên, hội viên, đoàn viên; thực hiện đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền, đoàn thể với chủ các DN, tạo sự đồng thuận về việc thành lập các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các DN tư nhân trên địa bàn huyện. Thường trực Huyện ủy tổ chức làm việc với BTV Hội DN của huyện, nắm bắt tình hình hoạt động của các DN; lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền quan tâm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các DN trong hoạt động SX-KD. Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với các Đảng ủy cơ sở nắm bắt tình hình đảng viên làm việc trong các DN đang sinh hoạt tại nơi cư trú, tiến hành thủ tục thành lập chi bộ trong DN... Tuy nhiên, với tổng số 116 DN ngoài khu vực Nhà nước, trong đó có 28 DN thành lập theo Luật Hợp tác xã, 6 DN tư nhân, 53 công ty TNHH, 8 công ty cổ phần tư nhân, 77 DN siêu nhỏ và 18 DN nhỏ, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện mới có 5 DN có tổ chức Đảng, 10 DN thành lập được tổ chức Công đoàn cơ sở, 5 DN thành lập được chi hội phụ nữ và tổ nữ công thuộc Công đoàn cơ sở.

Tương tự như huyện Yên Thuỷ, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có tổng số 75 DN ngoài Nhà nước, gồm 13 DN tư nhân, 9 công ty cổ phần, 48 công ty TNHH tư nhân và 5 DN thành lập theo Luật HTX. Các DN đều quy mô hoạt động nhỏ và vừa. Đến nay, toàn huyện mới có 2/75 DN có tổ chức Đảng, 26 DN có tổ chức Công đoàn, 2 DN có tổ chức phụ nữ và 2 DN có tổ chức đoàn thanh niên

Những năm qua, đa số DN thành lập được tổ chức Đảng và các đoàn thể đều hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, duy trì ổn định SX-KD, đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Tại huyện Yên Thuỷ, số thuế đã nộp ngân sách hàng năm của các DN chiếm trên 40% tổng thu NSNN trên địa bàn. Tại huyện Kim Bôi, bình quân hàng năm các DN nộp NSNN 6,7 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ người/tháng. Đồng thời, các DN tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có trách nhiệm cao với cộng đồng như đóng góp ủng hộ quỹ khuyến học, quỹ đền ơn - đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa và các cuộc vận động tại địa phương.

Từ thực tế trên, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Yên Thuỷ Bùi Văn Khâm cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thành lập tổ chức Đảng và các đoàn thể trong các DN ngoài Nhà nước ở huyện Yên Thuỷ nói riêng và các huyện, thành phố nói chung đạt thấp so với yêu cầu là do việc triển khai thực hiện công tác xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể trong các DN chưa thường xuyên. Công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho chủ DN, người lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và lợi ích của việc thành lập tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân trong DN còn hạn chế, thiếu tính thuyết phục. Quy mô DN đa số là siêu nhỏ và nhỏ, một số DN hoạt động mùa vụ, phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Một số DN chưa quan tâm, chú trọng tới việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, nhất là thực hiện đóng BHXH, BHYT. Một số chủ DN chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể và chưa có nhiều kinh nghiệm về công tác Đảng, đoàn thểnên chưa quan tâm, tạo điều kiện cho việc thành lập tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể trong đơn vị mình.

Việc phân công công tác và quản lý đảng viên còn hạn chế, công tác đào tạo, bồi dưỡng ít được quan tâm. Thậm chí có đảng viên làm việc trong DN nhưng chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập, ngại va chạm nên vẫn sinh hoạt Đảng tại nơi cư trú. Hiệu quả phối, kết hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với DN chưa cao, ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn phát triển đảng viên. Theo đó, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế là vấn đề mấu chốt để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các DN ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh.


Đức Phượng


Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục