(HBĐT) - Chiều 15/5, Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai tổ chức hội nghị trực tuyến (3 cấp) về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng. Tham dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh...


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.  

Trong năm 2019, ở nước ta, thiên tai không diễn ra dồn dập, khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường trên khắp cả nước; đã xảy ra 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 11 trận rủi ro thiên tai cấp độ 3. Thiên tai làm 133 người chết, mất tích; 1.319 nhà bị đổ, trôi; 40.276 nhà hư hỏng, phải di dời; trên 100.000 ha lúa, hoa màu bị ngập, thiệt hại... Tổng thiệt hại về kinh tế trên 7.000 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường. Trên cả nước đã xảy ra 7 đợt giông, lốc, mưa đá diện rộng; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến hết tháng 4, thiên tai đã làm 11 người chết, mất tích; trên 44.000 nhà sập, đổ, hư hại, tốc mái; trên 100.000 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng...

Thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT, việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, sự vào cuộc của Nhân dân; tham gia góp sức của nhiều tổ chức quốc tế nên công tác PCTT đã được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế, thể hiện ở hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lĩnh vực PCTT còn nhiều khoảng trống và bấp cập hoặc thực hiện còn ở mức độ thấp. Quy trình cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp nhận viện trợ còn phức tạp, kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng. Công tác dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường...

Trên cơ sở nhận định tình hình tiên tai, từ nay đến cuối năm 2020, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT yêu cầu cần tập trung rà soát, cập nhật, hoàn thiện kịch bản phương án ứng phó thiên tai và TKCN; sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó kịp thời. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng làm công tác PCTT và cộng đồng bằng các hình thức phong phú, hấp dẫn, dễ áp dụng. Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo. Khẩn trương kiểm tra, rà soát đầu tư nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, khu tàu, thuyền neo đậu trú tránh bão...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan, dị thường, trái quy luật, bất chợt và bất ngờ. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần xác định công tác PCTT là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Cần xây dựng kế hoạch, phương án PCTT chủ động, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, sẵn sàng ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ. Các cấp, ngành phải nhất quán quan điểm là bám sát chỉ đạo, nắm bắt kịp thời, sát tình hình để ứng phó, khắc phục hậu quả thiệt hại, không để ai đứt bữa, không để ai "màn trời, chiếu đất" khi thiên tai xảy ra. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cộng động, nhất là đối với các thôn, bản vùng sâu, xa. Mỗi người dân cũng cần tự trang bị kiến thức ứng phó với thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra...


H.N

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục