(HBĐT) - Những ngày này, trên nhiều đoạn đường, ngõ xóm của xã Quyết Thắng rợp sắc đỏ cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Xã Quyết Thắng - tên gọi rất mới có trong bản đồ hành chính của huyện Lạc Sơn, song vùng Quyết Thắng lại không xa lạ với người dân trong huyện. Đầu tháng 1/2020, thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Phú Lương, Phúc Tuy, Chí Thiện.


Trên nhiều đoạn đường của xã Quyết Thắng được treo băng rôn chào mừng ngày Quốc khánh 2/9. 

"Bàn thảo, đắn đo, đưa ra nhiều cái tên, song tất cả đều đi đến sự thống nhất cao với tên gọi Quyết Thắng. Bởi một phần không muốn mai một tên gọi của một vùng đã đi vào lịch sử; phần quan trọng nữa là muốn khẳng định sự đoàn kết, quyết tâm, tạo sức mạnh của cả hệ thống chính trị vượt qua mọi khó khăn để đi đến thắng lợi" - Chủ tịch UBND xã Bùi Xuân Tiến chia sẻ.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do cho quê hương khắc ghi nhiều chiến công của quân, dân vùng Quyết Thắng, trong đó có chiến công xuất sắc của đội du kích Yên Lương - Phú Lẫm (xã Phú Lương cũ) trong trận đánh địch chống càn bằng rượu cần lá ngón. Đó là ngày 30/10/1948, thực dân Pháp huy động một tiểu đoàn tập trung đánh vào Yên Lương - Phú Lẫm quyết tiêu diệt bằng được lực lượng kháng chiến. Bộ đội và du kích đã phối hợp chặt chẽ, giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ. Lúc đầu địch tiến quân thận trọng, do không thấy sự phản ứng, chúng chủ quan tiến sâu vào khu vực xóm Rảy.

Trận đánh diễn ra nhanh gọn bằng mưu kế của đồng chí Bùi Văn Tờn. Các đội viên du kích lấy lá ngón vò ra bỏ vào vò rượu cần đặt giữa nhà ông Bùi Văn Duỗn (Gò Rẽo). Khi tiến đến Gò Rẽo, quân địch lùng sục nhà ông Duỗn, thấy vò rượu cần, chúng khiêng ra và cùng nhau uống. Từ quan tới lính trúng độc say lảo đảo. Tranh thủ thời cơ, các đội viên du kích ở trận địa phục kích Gò Rẽo nổ súng, tung lựu đạn vào đội hình địch. Trong lúc ngộ độc rượu, bị đánh bất ngờ, địch hốt hoảng chạy ra hướng Chiềng Trặng, bị sa vào trận địa phục kích khác của ta. Kết quả, 150 tên địch đã chết và bị thương. Ba ngày sau, địch còn chết thêm gần 100 tên nữa vì uống phải rượu cần lá ngón.

Trận chiến đấu chống càn của du kích Yên Lương - Phú Lẫm đã trở thành hình mẫu cho toàn chiến trường Liên khu III học tập; gây tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào chiến tranh du kích phát triển trong toàn tỉnh. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, đội du kích được tặng thưởng Cờ luân lưu của Liên khu III, bằng khen của Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Hòa Bình. Ghi nhận công lao của quân và dân Phú Lương trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Đảng, Nhà nước đã trao tặng xã danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân và Huân chương Chiến công hạng nhất.

Truyền thống anh hùng của xã Phú Lương xưa là niềm tự hào và cũng là động lực để xã Quyết Thắng hôm nay phát huy. Chủ tịch UBND xã Bùi Xuân Tiến cho biết: Vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong những ngày, tháng đầu sáp nhập, đến nay, mọi hoạt động của xã đã đi vào quy củ. Chính sự đoàn kết đã mang lại kết quả này. Đặc biệt, từ sau Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, cả hệ thống chính trị đã đồng thuận đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Trong lĩnh vực kinh tế, bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; chủ động cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, dổi. Nhiều hộ mở rộng quy mô chăn nuôi với các mô hình nuôi gà đồi, gà thả vườn, dê núi, lợn nái, lợn thịt... Xã đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm ớt thóc Phú Lương, gà sạch Lạc Sơn (HTX của ông Bùi Văn Huế, xóm Đảng 2) để thực hiện Chương trình OCOP... Sản xuất CN- TTCN, xây dựng, dịch vụ từng bước được mở rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ. 
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; đời sống người dân dần được nâng cao. QP-AN luôn ổn định, giữ vững. Trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xã tập trung xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Hàng năm, công tác huấn huyện đạt từ 70 - 75% quân số. Lực lượng dân quân tự vệ được kiện toàn; lực lượng dự bị động viên thường xuyên được củng cố, tăng cường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới... Thành công bước đầu sau sáp nhập 3 xã giúp cán bộ, Nhân dân Quyết Thắng đón mừng Tết Độc lập năm nay thêm ý nghĩa.


Thu Hiền

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục