Mấy ngày qua, thông tin về việc tiêu thụ nông sản cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể là địa bàn tỉnh Hải Dương được chia sẻ rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Tại Hà Nội, đã xuất hiện nhiều điểm bán hàng "giải cứu” nông sản Hải Dương, bao gồm các loại như: su hào, bắp cải, cà-rốt,…


Người dân Hà Nội chung tay tiêu thụ nông sản Hải Dương.

Theo đó, trước khi được vận chuyển từ Hải Dương về Hà Nội, nông sản, phương tiện vận chuyển được phun khử khuẩn hai lần trên địa bàn Hải Dương, ở hợp tác xã và chốt kiểm dịch. Khi xe đến chốt kiểm dịch gần Hà Nội, nhóm ở Hà Nội sẽ cắt cử một xe khác về đấu nối, vận chuyển hàng đi. Tại đó, hàng hóa và xe tiếp tục được khử khuẩn một lần nữa. Với phương thức này, một lượng hàng hóa nông sản tồn ứ đã được người dân và một số cửa hàng ở Hà Nội thu mua trong những ngày gần đây. Bên cạnh đó, Sở Công thương Hà Nội cho biết, hiện các hệ thống phân phối đang nỗ lực hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ nông sản, trung bình khoảng 100 tấn/tuần. Hàng hóa và xe vận chuyển đều được kiểm dịch, phun khử khuẩn kỹ càng. Tuy nhiên, cũng do việc kiểm soát kỹ cho nên tiến độ vận chuyển chậm, hệ thống phân phối muốn hỗ trợ tiêu thụ nhiều hơn cũng khó.

Điều đáng lo nữa là lượng lớn nông sản tồn đọng ở Hải Dương hiện nay chủ yếu là hàng phục vụ xuất khẩu. Cụ thể, rau màu vụ đông của tỉnh đang vào mùa thu hoạch rộ với sản lượng còn lại khoảng 90 nghìn tấn hành, tỏi, cà-rốt, rau ăn lá. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 2, 80% lượng nông sản này sẽ xuất khẩu qua cảng Hải Phòng đến Nhật Bản, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Thái-lan... theo hợp đồng mà các doanh nghiệp đã ký với đối tác nước ngoài và đặt lịch tàu biển. Do dịch Covid-19 bùng phát tại Hải Dương cho nên việc vận chuyển hàng hóa đến cảng Hải Phòng đang gặp rất nhiều khó khăn do các yêu cầu khắt khe về kiểm dịch hàng hóa cũng như yêu cầu về phòng, chống dịch cho người và phương tiện. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản đề nghị UBND thành phố Hải Phòng hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo các ngành liên quan trong tỉnh tạo điều kiện thông thoáng nhất cho việc trung chuyển hàng hóa nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch. Ngoài ra, Bộ Công thương đã có Văn bản số 901/BCT-TTTN ngày 21-2-2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản cho các địa phương vùng dịch. 

Thiết nghĩ, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc phòng, chống là hết sức cần thiết nhưng các địa phương cũng nên cân nhắc, tính toán đến việc linh hoạt lưu thông hàng hóa cho các vùng lân cận đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong lúc nguy khó. Bởi lẽ, để có được các hợp đồng xuất khẩu nông sản, nhiều năm qua các cơ quan chức năng địa phương đã phải rất nỗ lực trong đàm phán, xúc tiến thương mại…, nên càng cần có sự chung tay của các tỉnh bạn để kịp thời xuất hàng, giữ chữ tín trên cơ sở bảo đảm tốt nhất các biện pháp phòng, chống dịch. Hy vọng, cùng với các văn bản đề nghị, những cuộc trao đổi, kết nối…, các địa phương sẽ sớm có giải pháp chung hiệu quả nhất để nông sản vùng dịch thuận đường tiêu thụ.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục