(HBĐT) - Ngày 25/10, trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 5, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã tiến hành phiên thảo luận trực tuyến về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Xung quanh dự thảo Luật này, đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có nhiều ý kiến đóng góp vào một số nội dung liên quan. Nội dung như sau:

 


Đại biểu Đặng Bích Ngọc tham gia thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Trước tiên, tôi đồng tình với Tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Tôi xin được góp ý vào một số nội dung cụ thể như sau:

1. Về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự: Việc sửa đổi luật trong điều kiện hiện nay là hoàn toàn phù hợp; nhằm đảm bảo đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CTTPP; có căn cứ pháp lý để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến rất khó lường. Phù hợp với chủ trương về bố trí Công an xã chính quy, với phương châm "bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã.

2. Về sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Tại khoản 1, Điều 1 dự thảo Luật, đã sửa đổi Khoản 3, Điều 146 như sau: "3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Thực tế thời gian qua, khi thực hiện chủ trương điều chuyển công an chính quy về xã đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này, tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Công an xã chính quy có vai trò rất quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, đã và đang góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều vụ việc cần phải xử lý ngay tại địa bàn cơ sở.

Theo số liệu thống kê, trong 2 năm, Bộ Công an đã điều động khoảng 45.000 công an chính quy xuống 100% xã, hiện nay tất cả các xã đã bố trí đủ 5 công an chính quy trở lên. Từ khi thực hiện Chỉ thị số 16/CT- TTg đến nay, còn 171 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gần hết hạn kiểm tra, xác minh, còn 77 vụ án gần hết thời hạn điều tra nhưng chưa có căn cứ để ban hành quyết định tố tụng theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự; có 111 vụ án đang gặp khó khăn, vướng mắc trong giải quyết ở giai đoạn truy tố.

Điều này đặt ra việc chúng ta phải điều chỉnh quy định của Luật để đảm bảo giải quyết yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Trong khi công an xã là lực lượng bám, nắm địa bàn sát nhất; thuận lợi nhất; kịp thời thu thập thông tin, chứng cứ tránh bỏ lọt tội phạm. Việc giao thêm trách nhiệm cho công an xã như dự thảo Luật sẽ phát huy nguồn lực của lực lượng này trong việc kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo tiếp nhận; tạo điều kiện giải quyết kịp thời các vụ việc ngay từ giai đoạn mới phát hiện; nhằm giảm tải công việc cho công an cấp huyện.

Để đảm bảo việc triển khai Luật được thống nhất, đồng bộ, tôi đề nghị dự thảo nên quy định cụ thể trong thời hạn bao nhiêu ngày thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an phải chuyển kết quả kiểm tra, xác minh sơ bộ đối với tố giác, tin báo về tội phạm cho cơ quan điều tra có phẩm quyền.

3. Về tạm đình chỉ khởi tố, điều tra, truy tố trong điều kiện dịch bệnh. Tôi đề nghị bổ sung: "Vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh hoặc do trở ngại khách quan” vào các điều 148; 229; 247. Bởi vì: Theo quy định của pháp luật thì "Sự kiện bất khả kháng” là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Tôi nhận thấy, ngoài lý do thiên tai, dịch bệnh còn có lý do trở ngại khách quan như: Chiến tranh, không làm việc được với người bị hại, những người tham gia tố tụng khác hoặc bị hại, đương sự không phối hợp cung cấp các tài liệu quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Thực tế cho thấy, có những vụ tai nạn giao thông xảy ra không có thiệt hại về người nhưng có thiệt hại về tài sản, xác định được lỗi tham gia giao thông nhưng chủ phương tiện không phối hợp cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến việc định giá tài sản, nên chưa đủ căn cứ để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án. Như vậy, dự thảo Luật hiện đang căn cứ vào tình hình thiên tai, những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 để đưa ra lý do "bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh” là chưa bao hàm hết những sự kiện bất khả kháng phát sinh trong thực tế.

Việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ này sẽ tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cấp bách từ thực tiễn hiện nay cũng như khả năng phát sinh trong thời gian tới, đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Bởi sẽ có căn cứ pháp luật cho phép khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng thì cơ  quan tiến hành tố tụng được tạm đình chỉ và không tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người bị buộc tội. Tạo điều kiện cho việc hoàn thiện hồ sơ tố tụng. Tuy nhiên, để Luật đi vào thực tiễn đạt hiệu quả, cũng cần có quy định chi tiết, cụ thể việc tạm đình chỉ trong các trường hợp này để trong quá trình triển khai thực hiện được công tâm, khách quan, đúng quy định, tránh việc lợi dụng những lý do để thực hiện vì mục đích khác.

4. Về sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và khoản 8 Điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự về Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Tại khoản 1, Điều 226 BLTTHS quy định Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Điểm g, khoản 6 Điều 18.77 Hiệp định CPTPP quy định, các quốc gia thành viên cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu. Hiệp định không đặt ra yêu cầu đối với chỉ dẫn địa lý. Như vậy, nếu sửa đổi, bãi bỏ nội dung dẫn chiếu đến toàn bộ khoản 1, Điều 226 của BLTTHS như dự thảo thì sẽ mở rộng hơn so với yêu cầu của Hiệp định CPTTP. Như vậy, chỉ nên sửa đổi khoản 1 Điều 155, khoản 8 Điều 157 của BLTTHS để bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới khoản 1 Điều 226 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, không sửa đổi quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý.


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục