(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, một số xã trên địa bàn tỉnh sau khi được điều chỉnh sang xã khu vực I, người dân không được thụ hưởng một số chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế (BHYT). Đối với tỉnh miền núi như Hòa Bình, với trên 74% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhiều hộ không có khả năng mua BHYT cho các thành viên trong gia đình nên gặp nhiều khó khăn trong điều trị bệnh, nhất là đối với những bệnh hiểm nghèo, bệnh điều trị dài ngày, chi phí lớn. Do vậy, cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ quan tâm có những giải pháp tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ người dân trong việc tham gia BHYT”.

Trả lời: Tại Văn bản số 4062/BYT-VP, ngày 28/8/2022 của Bộ Y tế trả lời như sau: Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, trong đó đã bổ sung chính sách hỗ trợ thẻ BHYT cho "Người DTTS thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”.

Bộ Y tế đã có văn bản xin ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đến các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam, T.Ư Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, T.Ư Hội CCB Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam. Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương tiếp thu ý kiến đối với dự thảo Nghị định trên và dự kiến trong quý IV, năm 2022, sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP theo đúng tiến độ kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế năm 2022.

Cử tri kiến nghị: "Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với môn tổ hợp cấp THCS như Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập do một môn học mà có đến 2 hoặc 3 giáo viên cùng dạy. Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT tiến tới Bộ sẽ tiến hành đào tạo để một giáo viên có thể đảm nhiệm dạy hết các lĩnh vực của môn học. Tuy nhiên, đối với giáo viên cao tuổi thì việc đào tạo để đạt yêu cầu dạy 2 môn học này sẽ rất khó khăn và không đảm bảo chất lượng. Do vậy, đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, nghiên cứu có cơ chế điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả, chất lượng trong giảng dạy”.

Trả lời: Tại Văn bản số 4136/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 26/8/2022, Bộ GD&ĐT trả lời như sau: Trước mắt, việc bố trí giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa trong Chương trình GDPT 2018 cần căn cứ vào tình hình thực tiễn về đội giáo viên của nhà trường. Hiệu trưởng phân công giáo viên dạy các phân môn trong môn học trên phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên và kế hoạch dạy học của nhà trường. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lý. Vì vậy về dài hạn, các địa phương cần phối hợp với các trường sư phạm tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên để có thể đảm nhiệm toàn bộ các phân môn trong 2 môn học trên. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng theo nhu cầu thực tiễn và bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.



P.V (TH)


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục