Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 6/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo.



Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tại hội trường.

Phát biểu tại phiên thảo luận, liên quan đến hoạt động dạy, học ngoài chương trình chính khóa - một trong những nội dung qua việc lấy ý kiến tại địa phương còn nhiều quan điểm, ĐBQH Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị bổ sung, làm rõ một số nội dung quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 7 để không hợp pháp hóa việc dạy thêm tràn lan, đồng thời vẫn ghi nhận thực tế nghề nghiệp, giữ được tính pháp lý và định hướng đạo đức.

Thống nhất với quy định về việc bổ sung quyền của nhà giáo tham gia quản lý doanh nghiệp khoa học, công nghệ và điều khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 8 của dự thảo Luật. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng dự thảo chưa quy định rõ giới hạn thời gian, tỷ lệ phân bổ công việc, hoặc tiêu chí đánh giá hiệu quả kép (giữa giảng dạy và kinh doanh). Do đó, cần bổ sung quy định về việc nhà giáo chỉ được tham gia quản lý doanh nghiệp nếu được cơ sở giáo dục phê duyệt và không vượt quá thời gian làm việc theo quy định, trong đó nên quy định cụ thể thời gian được tham gia quản lý doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng lạm dụng thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Ưu tiên lĩnh vực gắn với chuyên môn giảng dạy để tránh lạm dụng danh nghĩa nhà giáo cho mục đích thương mại thuần túy.

Cần cơ chế phối hợp hoặc phân quyền rõ trong điều chuyển nhà giáo 

Về nội dung tuyển dụng, thuyên chuyển nhà giáo, ĐBQH Đặng Bích Ngọc nêu thực tế, nhu cầu điều chuyển giáo viên giữa các trường trong cùng hệ thống (đặc biệt ở bậc mầm non, tiểu học, THCS) là phổ biến, do yêu cầu cân đối đội ngũ, tránh dôi dư cục bộ hoặc thiếu hụt cục bộ. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa làm rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều phối nguồn nhân lực và phối hợp với người đứng đầu cơ sở giáo dục khi tuyển dụng, điều chuyển trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Nếu chỉ quy định quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng (khi đáp ứng điều kiện), mà không có cơ chế phối hợp hoặc phân quyền rõ ràng sẽ dễ xảy ra tình trạng "cục bộ", thiếu gắn kết hệ thống. Quá trình điều chuyển giáo viên giữa các trường sẽ gặp nhiều khó khăn vì yêu cầu, điều kiện tuyển giữa các trường có thể khác nhau. Mặt khác, chỉ có cơ quan Nhà nước mới có quyền điều chuyển giáo viên giữa các trường.

Đánh giá chất lượng giảng dạy cần dựa trên hiệu quả thực tế và sự phát triển toàn diện của người học

Bày tỏ băn khoăn đối với quy định về đánh giá nhà giáo tại Điều 24 của dự thảo Luật, đại biểu cho rằng: Giáo viên có đặc thù nghề nghiệp riêng với những yêu cầu đặc thù về kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, năng lực giảng dạy. Do đó, việc chỉ áp dụng quy định chung của Luật Viên chức có thể không phản ánh hết những tiêu chí đặc thù này. Hơn nữa, nội dung đánh giá giáo viên theo chuẩn nhà giáo do Chính phủ quy định hiện nay cũng còn thiếu tính chi tiết, cụ thể; phụ thuộc vào thành tích học sinh mà không xem xét các yếu tố khác có thể gây áp lực không cần thiết và không công bằng đối với giáo viên. Dự thảo thông tư hướng dẫn của Ban soạn thảo đưa ra đã khắc phục được cơ bản tình trạng này. Tuy nhiên, theo đại biểu, vai trò của học sinh và phụ huynh trong nội dung đánh giá đối với giáo viên tại các thông tư còn hạn chế. Sự đóng góp ý kiến của học sinh và phụ huynh sẽ giúp đánh giá đa chiều, cung cấp cái nhìn toàn diện, trực quan hơn về năng lực và cách tiếp cận giảng dạy của giáo viên. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc việc triển khai các khảo sát định kỳ hoặc các buổi họp để học sinh và phụ huynh góp ý về chất lượng giảng dạy của giáo viên. Đồng thời, các ý kiến này cần được xử lý và bảo mật để không ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.

Lý giải về việc này, đại biểu nêu thực tế khi có chính sách tốt nhất đối với đội ngũ nhà giáo thì song hành với đó cũng cần đặt ra những chuẩn mực và yêu cầu cụ thể nhằm khuyến khích giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy và cập nhật tri thức mới. Chỉ khi đội ngũ giáo viên thực sự chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.

Giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người truyền cảm hứng, xây dựng nhân cách và định hướng giá trị sống cho học sinh. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, công nghệ thay đổi từng ngày, nếu giáo viên không kịp thời thích ứng và đổi mới thì sẽ khó có thể truyền tải được những kiến thức thiết thực, hấp dẫn đến học sinh. Chính vì vậy, việc đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên, cũng như khuyến khích tinh thần tự học, tự nâng cao của giáo viên cần được xem là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển nhân lực ngành giáo dục. Bên cạnh đó, cần xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi giáo viên được tôn trọng, lắng nghe và có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Việc đánh giá chất lượng giảng dạy cũng cần được thực hiện một cách khách quan, minh bạch, dựa trên hiệu quả thực tế và sự phát triển toàn diện của người học, thay vì chỉ dựa vào thành tích thi cử.


Bùi Hiển
Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình

Các tin khác


Bộ CHQS tỉnh: Giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều 4/5, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong chuỗi sự kiện trọng đại cấp quốc gia.

Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình kỷ niệm Đại lễ Phật đản 2025

Ngày 4/5 (tức mùng 7/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Hoà Bình Phật Quang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025. Dự lễ có các đồng chí: Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện Ban Trị sự GHPG Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo tăng ni, phật tử.

Chương trình ''Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam'': Ngọn lửa của lòng yêu nước và ý chí kiên trung tiếp tục soi đường cho hôm nay và mai sau

Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)” với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".

Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi cán bộ, chiến sĩ tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử lực lượng tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025) tại Liên bang Nga.

Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình gặp mặt, biểu dương lực lượng tham gia diễu binh trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 2/5, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Hòa Bình tổ chức gặp mặt cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước hoàn thành nhiệm vụ trở về đơn vị. Thượng tá Bùi Văn Mai, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì buổi gặp mặt.

Trên mảnh đất Thu Phong anh hùng

Về xã Thu Phong (Cao Phong) những ngày tháng Tư lịch sử, nơi còn vang mãi chiến công của dân quân xã bắn rơi máy bay F105D của Mỹ ngày 20/7/1966. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã ra sức thi đua xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục