Ngày 27-12, tại TP Buôn Ma Thuột (Ðác Lắc) Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức tổng kết mười năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010". Dự và chỉ đạo hội nghị, có Ðại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các tỉnh Tây Nguyên, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương...

 

Sau gần mười năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10, các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, vùng Tây Nguyên đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế phát triển và chuyển biến theo hướng tích cực; từ chỗ mất cân đối, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ cấu lạc hậu đã chuyển dịch mạnh mẽ và phát triển theo hướng đa dạng với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của các bộ phận dân cư không ngừng được cải thiện. Nhiều vấn đề xã hội bức xức đã được tập trung giải quyết có kết quả, nhất là vấn đề đất đai, nhà ở, việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó tạo nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Về an ninh chính trị đã đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của bọn phản động phun-rô và các thế lực thù địch; tiếp tục củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Từng bước xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị các cấp, nhất là cơ sở. Nét nổi bật từ năm 2001 đến nay là, kinh tế vùng Tây Nguyên duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2001, đạt mức tăng bình quân 11,9%/năm.

Bên cạnh thành tích đã đạt được, còn những yếu kém, hạn chế đó là: Tiềm lực kinh tế cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Việc tổ chức lại sản xuất, bảo đảm không gian sinh sống cho các buôn làng, nhất là giải quyết đất đai và nâng dân trí còn nhiều bất cập. Vùng Tây Nguyên tuy đã tạo được thế và lực mới để ổn định và phát triển, song vẫn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức và Tây Nguyên vẫn là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch và bọn phản động phun-rô, chúng chưa từ bỏ âm mưu thành lập Nhà nước 'Ðề ga', chúng tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, kích động biểu tình bạo động gây mất ổn định chính trị... Do vậy, hội nghị đề nghị tiếp tục thực hiện Nghị quyết về Tây Nguyên với tầm cao mới và có những biện pháp hiệu quả hơn.

Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh nêu rõ: Việc ổn định và phát triển vùng Tây Nguyên phải đặt trong tổng thể chung của cả nước, trực tiếp gắn với khu vực trọng điểm miền trung, Ðông Nam Bộ, khu vực 'Tam giác phát triển' Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia và là nhân tố quan trọng góp phần ổn định và phát triển của đất nước. Tây Nguyên phải vừa khai thác nội lực, phát huy ý chí tự lực tự cường của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc, phải vừa có sự lãnh đạo toàn diện và đầu tư tương xứng của Ðảng, Nhà nước và phải vừa có sự chia sẻ, liên kết, hỗ trợ kịp thời của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước. Phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững phải trên nền tảng bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.

Quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc, tôn giáo của Ðảng, Nhà nước, chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có những chủ trương, giải pháp phù hợp đặc thù về địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Ðiều chỉnh hợp lý quan điểm kinh tế thị trường khi đầu tư thực hiện các chính sách đặc thù ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Coi trọng nhân tố tiềm lực con người và khoa học; gắn phát triển kinh tế với nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; gắn sản xuất với khoa học - công nghệ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là việc phải làm thường xuyên nhằm bảo đảm sự ổn định vững chắc và lâu dài.

 

                                                                                         Theo ND

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục