Cán bộ, hội viên Hội CCB xã Yên Thượng thường xuyên ôn lại truyền thống cách mạng ở chiến khu Thạch Yên (Cao Phong). Ảnh: Việt Lâm

Cán bộ, hội viên Hội CCB xã Yên Thượng thường xuyên ôn lại truyền thống cách mạng ở chiến khu Thạch Yên (Cao Phong). Ảnh: Việt Lâm

(HBĐT) - Trong cuộc sống náo nhiệt, hiện đại của một thành phố đang trên đường đổi mới, thế nhưng niềm tự hào về truyền thống cách mạng không phai mời trong lòng cán bộ và nhân dân TPHB. 67 năm mùa cây thay lá cũng là bằng ấy thời gian ngọn lửa cách mạng được lưu truyền để rồi lại thổi bùng trong những ngày mùa thu cách mạng Tháng Tám.

 

Qua những trang sử sách và lời kể của các lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người dân TP Hòa Bình hôm nay luôn tự hào về những ngày sục sôi khí thế cách mạng, nhân dân nhất tề đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành chính quyền, làm chủ cuộc sống. Đó là đầu tháng 8/1945, phong trào cách mạng ở TP Hòa Bình phát triển với khí thế sôi động. Các làng, xã xung quanh và ngay tại các phố trong lòng thị xã, phong trào cách mạng đã có những hoạt động mạnh mẽ, công khai. ở thời điểm này, phát xít Nhật đã suy yếu tới cực độ và đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện. Nhận thấy thời cơ đã chín muồi, ngày 13/8/1945, T.ư Đảng đã kịp thời phát lệnh tổng khởi nghĩa. Lệnh khởi nghĩa truyền đến Hòa Bình vào ngày 18/8. Ngay tối hôm đó, chi bộ thị xã đã kịp thời tổ chức hội nghị  bàn kế hoạch thực hiện lệnh của ủy ban khởi nghĩa tỉnh. Kế hoạch được nhanh chóng phổ biến đến các hội viên cứu quốc các phố và mỗi làng, xã.

 

Năm nay đã gần 90 tuổi mà cụ Nguyễn Công Mão, tổ 6, phường Chăm Mát vẫn không thể nào quên những ngày cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi ấy, cụ là đội viên Đội thanh niên cứu quốc, đội viên Đội tự vệ phố Đúng. Giờ đây, nhớ về những ngày sục sôi khí thế, đôi mắt cụ vẫn ánh lên niềm tự hào. Cụ nhớ lại: Sau mấy ngày đêm khẩn trương chuẩn bị cho cuộc vũ trang giành chính quyền, đúng 7h ngày 22/8/1945, sau hiệu lệnh khởi nghĩa, đông đảo nhân dân bờ phải sông Đà vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc tất thảy xuống đường, theo cán bộ chỉ huy xông thẳng vào nhà của bọn hội đồng thị xã. Trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, bọn chúng phải nộp toàn bộ triện, bằng sắc, khế ước, văn tự, sổ sách, tài liệu cho quân cách mạng. Cán bộ chỉ huy tuyên bố chính quyền phong kiến tay sai ở thị xã đã tan rã, từ nay chính quyền thực sự về tay nhân dân lao động.

 

Trong thế thắng lợi, khắp các ngả đường, người dân đổ về tập trung tại chợ Phương Lâm tham dự cuộc mít tinh vũ trang mừng khởi nghĩa thị xã thắng lợi. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến về phía châu đường Kỳ Sơn.  Quan, lính châu Kỳ Sơn đã sắp hàng đón quân khởi nghĩa, tỏ ý sẵn sàng giao nộp chính quyền cho cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên treo trên đỉnh cột cờ trước sân châu đường trong tiếng hoan hô vang dậy của quần chúng. Cuộc mít tinh thành lập chính quyền cách mạng châu Kỳ Sơn diễn ra ngay tại sân châu đường. Cũng từ đây, cuộc khởi nghĩa nổi dậy giành chính quyền trên địa bàn bờ phải thị xã Hòa Bình đã hoàn toàn thắng lợi.

 

Trong khi đó, ở khu vực phía tả ngạn, một bộ phận quần chúng cứu quốc thị xã đã xuống xã Hòa Bình - Thịnh Lang cùng tổ quần chúng cứu quốc ở đây vận động, tổ chức quần chúng nhân dân tiến hành thu tước đồng triện, địa bạ, sổ sách của bọn tổng lý địa phương và mít tinh thành lập chính quyền cách mạng, giới thiệu chính quyền nhân dân liên xã Hòa Bình, Thịnh Lang. Chiều ngày 22/8/1945, hàng ngàn quần chúng tại bờ phải vũ trang bằng các loại vũ khí thô sơ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu được bố trí áp sát bờ sông phía hữu ngạn. Hơn 20 thuyền nan, thuyền gỗ được tập trung tại bờ sông Đà sẵn sàng làm nhiệm vụ đưa quân khởi nghĩa tiến sang đánh chiếm đầu não bộ máy tay sai đầu tỉnh ở phía tả ngạn. Cùng lúc đó, ở phía bờ trái, gần 100 quần chúng bí mật mai phục đầu cầu Đúng làm nhiệm vụ ngăn chặn không cho bọn bù nhìn đầu sỏ tháo chạy và không cho chúng ứng cứu lẫn nhau.

 

Cuốn thị xã Hoà Bình lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 1945 - 1975 ghi rõ: 2h chiều ngày 23/8/1945, cuộc vượt sông Đà tiến công đánh chiếm chính quyền tỉnh bắt đầu. Cuộc vượt sông diễn ra trong khí thế sôi động, hào hùng. Lực lượng cách mạng cùng đông đảo nhân dân xã Hòa Bình - Thịnh Lang vũ trang ầm ầm nổi dậy tiến vào khu vực doanh trại, các công sở chính quyền bù nhìn đầu tỉnh. Hoảng sợ trước sức mạnh của quân cách mạng, tỉnh trưởng bù nhìn cùng một số viên chức thân cận đã ra tận bờ sông nghênh đón đoàn quân khởi nghĩa. Đúng 4h chiều cùng ngày, cuộc mít tinh chào mừng UBND cách mạng lâm thời tỉnh được tổ chức ngay tại sân phủ bộ đường. Ngày 24/8/1945, mặt trận Việt Minh và UBND cách mạng lâm thời thị xã Hòa Bình tổ chức  cuộc mít tinh lớn tại chợ Phương Lâm. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Hòa Bình đã hoàn toàn giành thắng lợi trong niềm vui vô hạn của nhân dân đôi bờ sông Đà.

 

67 năm đã trôi qua nhưng cứ đến những ngày mùa thu tháng Tám, cán bộ và nhân dân TP. Hòa Bình lại một lòng hướng về những năm tháng lịch sử hào hùng để có thêm quyết tâm xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Phát huy truyền thống anh hùng, ngày nay, cán bộ và nhân dân TP. Hòa Bình luôn đồng sức, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn, trở ngại xây dựng thành phố xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Từ một thị xã bình dị bên dòng sông Đà, đến nay, TP. Hòa Bình đã mang vóc dáng của một đô thị văn minh, tiên tiến với những tuyến đường thênh thang, rộng mở, trung tâm thương mại sầm uất, những công trình, nhà máy náo nhiệt, những trường học, bệnh viện khang trang, hiện đại cùng từng xóm, phố yên bình mà ấm áp tình người.

 

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể cùng sự nỗ lực cố gắng của các ngành, doanh nghiệp và nhân dân, TP. Hòa Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với dịch vụ chiếm 53,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2%; nông, lâm nghiệp chiếm 10,5%. Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người đã được nâng lên 27,5 triệu đồng/người/năm. Toàn thành phố chỉ còn 2,13% hộ nghèo. Cùng với những thành tựu kinh tế, trong lĩnh vực văn hóa, xã hội luôn có bước phát triển đáng kể. Đến nay, TP. Hòa Bình đã có 31/56 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 43%. Tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn luôn được giữ vững. Hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Những thành tựu này là sự ghi nhận cho tinh thần đoàn kết, đồng thuận giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân để viết tiếp trang sử vẻ vang của một thành phố anh hùng trong giai đoạn cách mạng mới.

 

                                                                                Hoàng Nga

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục