Những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đẩy mạnh CCHC góp phần giảm phiền hà cho người dân đến khám, chữa bệnh.

Những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đẩy mạnh CCHC góp phần giảm phiền hà cho người dân đến khám, chữa bệnh.

(HBĐT) - Thực hiện NQ T.Ư 5 (khóa X) về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước và Chỉ thị số 18 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC, những năm qua, công tác CCHC của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của các địa phương và tỉnh.

 

Chuyển biến rõ nét nhất trong lĩnh vực này đó chính là đã có sự thay đổi về tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng  viên, công chức, viên chức, người lao động về mục đích, tầm quan trọng của CCHC, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã chuyển biến rõ nét từ lề lối làm việc, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đến chất lượng tham mưu cùng những quyết sách có tính đổi mới theo hướng tích cực. Hàng năm, hầu hết các cơ quan, đơn vị đều lấy kết quả thực hiện CCHC là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và người đứng đầu.

 

Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thực hiện CCHC, tỉnh đã thể chế, ban hành nhiều văn bản đáp ứng yêu cầu QLNN ở địa phương như các văn bản về quản lý và khuyến khích đầu tư hay trong lĩnh vực xây dựng, giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên, khoáng sản, thu phí, lệ phí, quản lý công chức, việc chức... Hiện tại đã có nhiều cơ chế, chính sách của tỉnh ban hành và triển khai thực hiện đã tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn thu hút đầu tư như: quy định về quản lý và khuyến khích đầu tư, quy định cơ chế, chính sách ưu đãi với các chủ đầu tư, quy định đơn giá cho tổ chức, cá nhân thuê đất trên địa bàn tỉnh... Các huyện, thành phố cũng đã vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách được ban hành đáp ứng nhu cầu thực tiễn về cơ chế quản lý các lĩnh vực KT - XH trên địa bàn. Cùng với đó, việc cải cách TTHC được quan tâm rà soát, sửa đổi để đơn giản hơn, cải thiện một bước trong mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Từ năm 2007 đến nay, ngành chức năng của tỉnh đã rà soát được 2069 thủ tục, trong đó, ban hành mới 132 thủ tục, giữ nguyên 932 thủ tục, sửa đổi, bổ sung 813 thủ tục, hủy bỏ 192 thủ tục, thực hiện công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và thiết lập trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và huyện theo đúng quy định, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ QLNN. Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước đã dần đi vào nền nếp. Quy trình, thủ tục, thời gian, việc thu phí, lệ phí được công khai, giảm bớt phiền hà cho tổ chức, cá nhân trong việc phải chờ đợi, đi lại nhiều lần, nhiều nơi cũng như hạn chế được tình trạng cửa quyền, hách dịch của một bộ phận công chức.

 

Về thành tựu trong CCHC của tỉnh không thể không ghi nhận kết quả xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, được thể hiện rõ nét trong công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ theo hướng lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu. Bên cạnh đó, việc thi tuyển, xét tuyển, tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC đã được thực hiện đúng quy trình, thủ tục và phân cấp của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ. 5 năm qua, toàn tỉnh tuyển dụng 4.977 CC, VC vào làm việc trong các cơ quan nhà nước của tỉnh; thực hiện chuyển đổi công tác 431 người; tinh giản biên chế được 1.495 người. Đồng thời, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC. Nhờ đó, đến nay ở cấp tỉnh, cấp huyện có 71,5% đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học; 14% có trình độ LLCT cử nhân, cao cấp; 35% đội ngũ viên chức trong các cơ quan sự nghiệp có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học, 63,5% có trình độ cao đẳng, trung cấp, 6,15% có trình độ LLCT cử nhân, cao cấp. Đối với CB chuyên trách và công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đạt chuẩn chiếm 57,8% và gần 74% có trình độ LLCT từ sơ cấp trở lên.

 

Ngoài ra, trong lĩnh vực cải cách tài chính công đã bước đầu phát huy tính tự chủ cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần cải thiện đời sống CB, CC, VC...

 

Kết quả đạt được rất quan trọng, song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận trong công tác CCHC của tỉnh vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém. Theo đánh giá của đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, những năm qua, có những nơi còn lơ là trong việc quán triệt, triển khai các NQ, chỉ thị của Tư, của tỉnh về lĩnh vực này. Một số cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực sự coi trọng để vào cuộc nên việc bố trí cơ sở vật chất, nhân lực làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

 

Cũng về những hạn chế, yếu kém trong công tác CCHC, vừa qua, tại cuộc họp của BTV Tỉnh ủy thảo luận về lĩnh vực này đã thẳng thắn chỉ rõ: Việc rà soát các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của một số cơ quan, đơn vị để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ chưa đảm bảo theo tiến độ kế hoạch của tỉnh. Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cấp huyện còn mang tính hình thức. Một bộ phận CBCC năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học còn hạn chế; trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, đạo đức công vụ còn yếu dẫn đến năng lực quản lý, khả năng tham mưu kém hiệu quả. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý CB, CC, VC ở một số cơ quan, đơn vị còn bất cập, chưa đúng quy định. Quy chế chi tiêu nội bộ của một số đơn vị sự nghiệp còn mang tính hình thức, thiếu biện pháp tăng thu, chế độ chi tiêu chưa bám sát quy định hiện hành; việc giao quyền tự chủ về kinh phí đối với sự nghiệp giáo dục ở một số địa phương còn chậm và thiếu đồng bộ. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý điều hành chưa triệt để, hiệu quả chưa cao, còn gây lãng phí...

 

Từ thực trạng công tác CCHC của tỉnh, tại hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 9 (khóa XV), đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu: Các cấp, các ngành cần xác định việc triển khai nhiệm vụ CCHC là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phải gắn các nhiệm vụ CCHC vào kế hoạch công tác hàng năm của ngành, địa phương để đảm bảo quá trình lãnh đạo, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra cần thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh về thu hút đầu tư, phát triển KT - XH; đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng công vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra của các sở, ngành, huyện, thành phố về thực hiện CCHC, khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, có biện pháp phát hiện kịp thời để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

 

 

                                                                            Bình Giang

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục