Thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển đô thị, khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TPHB) được đầu tư hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại. Ảnh: H.T

Thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển đô thị, khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TPHB) được đầu tư hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại. Ảnh: H.T

(HBĐT) - Đi qua một nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, các sở, ngành và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều nhìn nhận tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH theo Nghị quyết ĐHĐB còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu quan trọng không đạt theo Nghị quyết đề ra. Tuy vậy, bức tranh KT-XH vẫn có những điểm sáng.

 

Nông nghiệp vẫn là điểm nhấn

 

Theo đánh giá của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, trong bối cảnh khó khăn chung thời gian qua, tình hình KT-XH của tỉnh cũng chịu tác động mạnh, các chỉ tiêu tăng trưởng thấp so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong khó khăn đó, kinh tế nông nghiệp của tỉnh vẫn là một điểm sáng, đóng góp quan trọng vào các chỉ tiêu tăng trưởng KT-XH của tỉnh thời gian qua. Đồng thời, đây cũng được xem là thế mạnh, lợi thế trong việc ổn định đời sống người dân trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

 

Chung quan điểm đó, Giám đốc Sở NN&PTNT, Hoàng Văn Tứ đã nhấn mạnh: Thời gian qua, mặc dù trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã gặp không ít khó khăn, bất lợi như tình hình hạn hán, sâu bệnh trên cây trồng; dịch bệnh bùng phát trên vật nuôi. Dù vậy, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những tiến bộ và giành được nhiều thắng lợi trong sản xuất, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

 

Có được những thành tựu đó, trước hết là do nhận thức người dân về việc chuyển đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất được nâng lên. Nhiều loại cây, con có giá trị được đưa vào sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tiếp đó là có sự hỗ trợ từ các giải pháp, chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; sự phối hợp, vào cuộc của các cấp, ngành hỗ trợ triển khai ứng dụng các tiến bộ KH-KT trong nông nghiệp vào sản xuất nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh nông nghiệp - nông thôn. Từ đó đã khuyến khích người dân tập trung đầu tư mở rộng sản xuất đem lại hiệu quả cao. Ví như việc triển khai, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy hoạch kinh tế nông nghiệp theo vùng, miền một cách khoa học, phù hợp. Từ đó đã phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Rõ nhất là việc quy hoạch vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như vùng cam với diện tích khoảng 2.000 ha, tập trung tại Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng chè chất lượng cao có diện tích khoảng 3.000 ha, tập trung tại Lạc Thủy, Lương Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc; vùng mía với diện tích 10 nghìn  ha tại Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc và Lạc Sơn; vùng cà phê tập trung tại huyện Lạc Sơn... Cùng với đó, nhờ những giải pháp tích cực trong áp dụng tiến bộ KHKT như giống mới, áp dụng tiến bộ công nghệ sinh học; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển hạ tầng thủy lợi, tưới tiêu, phòng trừ dịch bệnh... nên sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh liên tục tăng và có những bước tiến rõ rệt, tăng trưởng trong ngành hàng năm đạt gần 4%. Sản lượng lương thực, cây có hạt khoảng 35,7 vạn tấn/năm. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao như cam, mía, chè... tiếp tục được mở rộng. Ghi nhận những kết quả đó, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chính nhờ sự đa dạng trong sản xuất và chủ động trong việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương nên trong những năm qua, nhất là trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết ĐHĐB tỉnh lần thứ XV, mặc dù có khó khăn tác động nhưng SXNN vẫn là một điểm nhấn, có đóng góp tích cực vào sự ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2010 - 2012 vẫn đạt mức khá với 11,06%.        

  

Tiếp tục vượt khó bằng những chính sách đồng bộ

 

Nhìn lại giai đoạn 2010-2012, trong bối cảnh khó khăn đã ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. Hệ lụy của suy giảm đó tính đến năm 2012 theo thống kê của Sở KH&ĐT, toàn tỉnh có khoảng 760 doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, bỏ địa chỉ, không nộp thuế; nhiều doanh nghiệp khác sản xuất đình đốn, khó khăn. Thu ngân sách đạt thấp, nhiều huyện được coi là đầu tàu, động lực kinh tế của tỉnh như Lương Sơn, Kỳ Sơn, TPHB hụt thu ngân sách... Những yếu tố trên đã tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức 12,57% thì đến năm 2011, mức độ tăng trưởng giảm xuống còn 10,42%, sang năm 2012, mức độ tăng trưởng tiếp tục giảm xuống còn 10,2%. Từ thực tế trên có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2010 - 2012 đạt 11,06%, thấp hơn 1,94% so với chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐB tỉnh lần thứ XV bình quân là 13%/năm. Với mức tăng trưởng trên thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của tỉnh mới chỉ đạt khoảng 17,7 triệu đồng/năm. Đây cũng được coi là một trong những chỉ tiêu khó đạt được khi tính đến năm 2015 trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay. Đồng chí Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH&ĐT tính toán: để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm và đạt được mức thu nhập như chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, trong giai đoạn 2013 - 2015 chúng ta phải phấn đấu có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 14,8%/năm. Đây là những thách thức không nhỏ trong lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị trong những năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

 

Với những nỗ lực vượt khó, sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp đồng bộ triển khai hiệu quả các giải pháp tích cực của các cấp, ngành, thời gian qua, bức tranh KT-XH của tỉnh đã có được những điểm sáng. Trong lĩnh vực Công nghiệp, mặc dù còn nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế nhưng vẫn còn bước phát triển khá với mức tăng trưởng bình quân đạt 18,18%/năm (Nghị quyết Đại hội là 18,1%). Đặc biệt, một số dự án có giá trị sản xuất lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh; công tác thu hút đầu tư cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tính từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã thu hút được 384 dự án đầu tư. Trong đó có 359 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 38.127 tỷ đồng; 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 394 triệu USD. Cùng với đó, các lĩnh vực xã hội như GD&ĐT, y tế, CSSK; lao động việc làm - XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội cũng đã tạo được những điểm nhấn đáng kể, nhất là trong lĩnh vực XĐGN, năm 2011 toàn tỉnh đã giảm 5,42% số hộ nghèo, năm 2012 tiếp tục giảm 3,44%, đưa tỷ lệ hộ nghèo hiện nay trên địa bàn tỉnh giảm còn 22,65% (chỉ tiêu Nghị quyết tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 3%/năm)...

 

Theo dự báo tình hình KT-XH những năm tới tiếp tục còn gặp nhiều khó khăn do những tác động từ việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế. Bên cạnh đó, về phía tỉnh cũng còn nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nguồn nhân lực và chất lượng công vụ vẫn chưa tạo được bước đột phá làm ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng KTXH của tỉnh.

 

Xác định rõ những khó khăn trước mắt cũng như những hạn chế của KTXH địa phương, trong tình hình hiện nay, để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐB tỉnh lần XV và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong tình hình hiện nay thì tỉnh ta khó đạt được một số mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Do vậy, để thúc đẩy tăng trưởng, trước hết các cấp, các ngành, các địa phương cần nỗ lực vượt khó, tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Bên cạnh đó cũng phải xác định rõ nông nghiệp là yêu tố quan trọng nhưng phải hướng đến mục tiêu tăng giá trị sản xuất bằng việc chuyển đổi các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tăng giá trị sản xuất trong cơ cấu các ngành dịch vụ; nghiên cứu, xây dựng những cơ chế chính sách với những giải pháp đồng bộ, phù hợp cho vùng kinh tế động lực và các vùng khó khăn để thúc đẩy sản xuất; tiếp tục tăng đầu tư vào hạ tầng...

 

Về những giải pháp cần tập trung trong nửa nhiệm kỳ còn lại, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí Thư Tỉnh ủy đã nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả những giải pháp nêu trên, trước hết từng ngành, từng địa phương phải đánh giá cho đúng những khó khăn vướng mắc gì để có những giải pháp thật sát với điều kiện thực tế, giải quyết hiệu quả những khó khăn đó. Cùng với đó, tỉnh cần phải có cơ chế, giải pháp đồng bộ trong việc tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực có chất lượng. Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng công vụ, CCHC... Nhưng trên hết, để giải quyết khó khăn trước mắt, tạo động lực phát triển cho những giai đoạn tiếp theo, từng ngành, từng địa phương cần chủ động, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở ngành mình, địa phương mình phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐB tỉnh lần thứ XV.

 

                                                                             Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục