Các đại biểu QH tỉnh thảo luận tại tổ.

Các đại biểu QH tỉnh thảo luận tại tổ.

(HBĐT) - Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Việc phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người; Việc phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật.

 

Các ý kiến đều đồng tình với sự cần thiết phải phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người; Việc phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật nhằm đảm bảo quyền lợi chi nhân dân, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

 

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, cơ bản các ý kiến đều nhất trí với việc đề nghị Quốc hội cho chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng, trong điều kiện đất nước khó khăn, nợ công còn cao thì việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần phải được phân tích kỹ, xác định được nguồn vốn để chuẩn bị thực hiện dự án.  

 

Phát biểu tại tổ, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho rằng, việc có làm sân bay Long Thành hay không, tôi đề nghị Quốc hội cần xem xét, tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi thực tế hiện nay, nợ công của Việt Nam đang ở mức cao, do đó Quốc hội cần quyết định thế nào cho phù hợp. Về hiệu quả kinh tế của Dự án, cần phải được tính toán, vì hiện nay việc vay vốn ODA là rất khó khăn, trong khi đó điều kiện vay vốn cũng còn khắt khe, ràng buộc. Công tác giải phóng mặt bằng không phải dễ dàng thực hiện. Việc thực hiện nhiệm vụ trung chuyển hành khách là rất khó cạnh tranh, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới có sự phát triển hơn Việt Nam. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu đẩy lùi thời điểm trình dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thực tiễn hiện nay, kinh tế đất nước ta còn rất khó khăn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất ở các khu vực này còn rất thiếu thốn, vẫn còn tình trạng người dân phải qua sông bằng túi ni lông, những cây cầu treo mục nát đang hàng ngày đe dọa đến tính mạng của người dân mà Nhà nước vẫn chưa có kinh phí để đầu tư. Tôi đề nghị Quốc hội cần có sự tính toán kỹ lưỡng khi quyết định nội dung này.

 

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình cũng đồng tình với chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, tôi cũng băn khăn về thời điểm đầu tư, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Theo báo cáo giải trình thì Cảng hàng không quốc tế Long Thành là sân bay trung chuyển, nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, bởi lẽ xu hướng trên thế giới hiện nay không quy hoạch sân bay lớn ở trung tâm thành phố. Việc đưa Cảng hàng không quốc tế  Long Thành trở thành sân bay trung chuyển tôi rất băn khoăn vì: Xét về trung chuyển thì có hai loại đó là trung chuyển nội địa và trung chuyển quốc tế. Thực tế hiện nay, việc trung chuyển nội địa sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Còn việc thực hiện trung chuyển Quốc tế, Việt Nam chỉ có thể làm trung chuyển với các nước gồm: Indonexia, Philippin và Úc, nếu thực hiện trung chuyển Quốc tế hiện nay, về mặt tương quan chỉ có thể trung chuyển tới Úc mà thôi. Do đó, tôi đề nghị trong báo cáo giải trình cần phải chứng minh được mặt mạnh và hạn chế của việc thực hiện dự án này. Về lượng khách, dự kiến dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tới năm 2035 dự kiến sẽ có 50 triệu khách tới Việt Nam và hướng tới 100 triệu hành khách. Vì vậy cần phân tích rõ cơ sở kinh tế để có thể dự kiến được số lượng khách sẽ đến Việt Nam, cần phân tích những thuận lợi và khó khăn. Tôi cũng rất băn khoăn, về tỷ suất sinh lời từ sân bay Long Thành chỉ đạt 7,8%, với mức thu nhập này là quá thấp, trong khi ta phải đi vay vốn để thực hiện dự án. Mặc dù còn nhiều băn khoăn, song đây là một dự án lớn, có tiềm năng trong tương lai, có thể đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, giúp Việt Nam có cơ hội để hội nhập quốc tế. Vì vậy, tôi hoàn toàn đồng tình với việc Quốc hội cho chủ trương đầu tư sân bay Long Thành tại kỳ họp này, song cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng, có báo cáo, giải trình những mặt được và chưa được để các vị đại biểu Quốc hội có điều kiện nghiên cứu, xem xét.

 

 

 

                                  Bích Ngọc

   Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục