Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại tổ.

Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại tổ.

(HBĐT) - Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015, các đại biểu thảo luận Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 và Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tham gia thảo luận tại tổ với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình gồm các Đoàn: Cần Thơ, Đồng Tháp và Hưng Yên.

 

Phát biểu tại phiên thảo luận, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc thực hiện Luật thi hành án tử hình có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và Nghị định số 82/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 01/11/2011 trong đó quy định về việc áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc. Tuy nhiên do chưa đảm bảo điều kiện về thuốc và cơ sở vật chất nên chúng ta phải dừng việc thi hành án tử hình đối với tử tù từ 01/07/2011. Mãi đến gần đây mới có một số ít phạm nhân được tử hình bằng tiêm thuốc. Việc dừng một thời gian dài như vậy gây ra tình trạng tồn đọng tử tù rất nhiều. Do vậy, theo tôi, trong khi chưa sửa luật, trước mắt đề nghị áp dụng hình thức xử bắn sẽ giúp giảm áp lực cho cơ quan thi hành án và cũng giảm cả áp lực cho các tử tù và gia đình tử tù, vì phải sống trong thời gian chờ đợi cái chết quá dài với điều kiện khắc nghiệt khiến họ có những tổn thương về tâm lý, đồng thời gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước. Do đó đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 có nội dung sửa đổi Luật thi hành án tử hình.

 

Cho ý kiến về dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho rằng, dự án Luật được xây dựng để bảo đảm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp (năm 2013) và thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về tổ chức bộ máy nhà nước liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Việc đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải tiến hành đồng bộ và phù hợp với những đổi mới về tổ chức bộ máy của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Hoạt động giám sát phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương. Việc dự án Luật xác định khoa học, hợp lý đối tượng, phạm vi và thẩm quyền giám sát cụ thể của Quốc hội, Hội đồng nhân dân giúp tránh sự chồng chéo, trùng lặp, phát huy vai trò của từng chủ thể giám sát; xây dựng quy trình thực hiện giám sát phù hợp với từng hoạt động giám sát của các chủ thể, bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát và chủ thể chịu sự giám sát... Cụ thể vấn đề như Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện vừa là cơ quan giúp việc cho hoạt động giám sát của HĐND vừa là cơ quan giúp việc cho UBND (cơ quan chịu sự giám sát).

 

Liên quan đến việc đề nghị Quốc hội xem xét sửa Điều 60 Luật BHXH, có hiệu lực vào 1/1/2016 (trong đó có quy định người tham gia BHXH không được hưởng BHXH một lần như luật hiện hành). Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, về cơ bản các đồng chí đều nhất trí cao với phương án sửa đổi điều luật này nhưng trên cơ sở là phù hợp với thực tiễn chứ không phải do sự đấu tranh, phản ứng của một bộ phận công nhân như đã nêu trong thời gian vừa qua. Đồng thời đề nghị cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục để cho người dân hiểu biết về luật. Qua nghiên cứu báo cáo tác động thì chưa thấy đề cập đến cũng như chưa thấy phân tích mặt trái của việc giảm đối tượng được hưởng BHXH 1 lần. Đề nghị cần phân tích làm rõ hơn để ĐBQH tham khảo và có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn trong quá trình sửa đổi và thông qua điều luật này và đề nghị cần có lộ trình thích hợp, với chính sách bảo hiểm như hiện nay chưa mang lại sự tin tưởng cũng như phúc lợi xã hội cho người tham gia bảo hiểm như họ kỳ vọng. Chính sách quản lý việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội cũng còn nhiều bất cập. Vấn đề trốn nợ đọng các đối tượng phải nộp bảo hiểm xã hội. Tình trạng nợ đọng không được chấm dứt. Chính sách về việc bảo hiểm xã hội chưa thực sự thu hút người dân. Bên cạnh đó cần xem xét thêm giữa chủ doanh nghiệp và người lao động còn chịu tác động của yếu tố nào khác không. Đồng thời cần xem xét về trình độ phát triển của người lao động có như kỳ vọng chúng ta nêu khi ban hành luật để điều chỉnh không. Đặc biệt là đối với lao động nông thôn, tính chất mùa vụ, nông nghiệp vẫn còn tồn tại. Đại biểu cũng đề nghị cần cân nhắc khi ban hành luật để phù hợp hơn với thực tiễn, tôn trọng quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH của người lao động là đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người lao động có thời gian đóng BHXH ngắn sau khi nghỉ việc không tiếp tục tham gia vào thị trường lao động và cũng không có khả năng, nguyện vọng tiếp tục đóng BHXH tự nguyện.

 

 

 

                                                          Bùi Thị Hiển

                           Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục