Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

(HBĐT) - Đất nước ta đầu thế kỷ XX chìm trong đêm dài nô lệ, nhân dân ta nghèo đói, lầm than dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến.

 

Trong hoàn cảnh đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời bục giảng, gấp lại những trang giáo án đầy nhiệt huyết, hàng ngày truyền thụ kiến thức và lòng yêu nước cho bọn trẻ ở trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết. Người đi về phương Nam, suy tư tìm con đường cứu nước. Lúc này, thế hệ tiền bối  yêu nước thường theo truyền thống đi sang phương Đông đến các nước Xiêm, Trung Quốc, Nhật Bản cầu mong sự giúp đỡ của ngoại bang để cứu nước. Con đường đi của các chí sĩ yêu nước, văn thân đầy lòng nhiệt huyết mang nặng với cố quốc, quê hương nhưng đều thất bại.

 

Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ, khâm phục những nhà cách mạng thế hệ đi trước như: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng với tư duy của người trẻ, anh không tán thành đường lối cứu nước của các vị.

Nguyễn Tất Thànhquyết định sang phương Tây, tìm một con đường cứu nước. Từ suy nghĩ đi đến một quyết định có ý nghĩa lịch sử hoàn toàn mới, thế hệ một tư duy độc lập, sáng tạo. Trong thực tiễn của hoàn cảnh lúc bấy giờ, quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp, một nước đang lớn tiếng “mẫu quốc” khai hóa văn minh bảo hộ nhược tiểu là một quyết định mạnh dạn, táo bạo. Quyết định đó đã làm rạng ngời lịhc sử cách mạng Việt Nam.

 

Theo Người, nước lớn tiếng đang có những tuyên ngôn “tự do, bác ái, bình đẳng”, “quyết đến bước Pháp để xem cho rõ, biết do tường sau khi xem xét học làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

 

Ngày 5/6/1911, tại bến Nhà rồng trên bến cảng Sài Gòn, anh thanh niên với danh xưng Văn Ba được nhận làm chân phụ bếp trên tàu Latuse Torévin.

Một sáng mùa hè 5/6/1911, con tàu nhổ neo. Thế là... Từ đó, Người đi những bước đầu:

“Lênh đênh bốn biển một con tàu

Cuộc đời sóng gió, trong than bụi

Tay đốt lò, lau chảo, thái rau”.

(Tố Hữu - theo chân Bác)

Đến nước Pháp, Người vừa làm, vừa học vất vả để nuôi thân và để hoạt động trên đất khách quê người, lòng Người:

“... Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn

Một hòn gạch nóng nung nung tâm huyết

Mẩu bánh nữa con nuôi chí bền”...

(Tố Hữu)

 

30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã đi qua nhiều nước khác nhau ở các đại lục âu, á, Phi, Mỹ đã lăn lộn với nhiều nghề khác nhau. Nhờ đó, Người đã hiểu rằng ở đâu, bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu, người lao động cũng bị áp bức, bóc lột đòn roi. Cuộc đời bôn ba của Người tìm đường đi cho dân tọc thật gian nan, dù phải lênh đênh trên những con tàu mã thao thức nghĩ về Tổ quốc quê hương:

“Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới con tàu, đâu phải sóng quê hương”.

(Chế Lan Viên)

 

Vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng cuối năm 1947, Người lại từ nước Anh trở về nước Pháp. Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc gửi tới hội nghị Versaimes ở Pháp bản yêu sách của nhân dân Việt Nam tố cáo chính sách thực dân. Đòi Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

 

Một quyết định làm rạng ngời lịch sử đưa Người đến phương Tây. Trên đất Pháp năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Luận cương về vấn đề thuộc địa của Lênin. Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, là con đường giải phóng chúng ta. (2)

 

Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước. Người khẳng định “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động thế giới khỏi ách nô lệ”.(3)

Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân, Nguyễn Aựi Quốc đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ là một người yêu nước nhiệt thành, Hồ Chí Minh trên đường đi tìm đường cứu nước đã trở thành một chiến sĩ cách mạng tiên phong, trở thành người cộng sản. Kết quả của những năm tháng thực tiễn hoạt động và sự tiếp nhận lý luận ban đầu càng làm sáng tỏ hơn con đường cứu dân, cứu nước mà Người đã bao năm bôn ba hoạt động để đi đến một quyết định không kém phần quan trọng là đưa cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng của Lênin.

 

Ngày ra đi 5/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi trên chiếc tàu Latusơ - Tôrêvin trên bến Nhà Rồng - quyết định đó đã làm rạng ngời lịch sử của cách mạng Việt Nam. Từ người bồi tàu anh Ba đến người chiến sĩ cách mạng Nguyễn ái Quốc và trở thành lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc - Hồ Chí Minh.

 

Sau 30 năm bôn ba khắp bốn phương, ngày 8/2/1941, Bác Hồ trở về. Nhà thơ Tố Hữu đã có những câu thơ thật náo nức.

“Ôi sáng nay xuân 41.../ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi...”

Người trở về, đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng hoạt động trong những ngày đầu lúực ở lán Nà Lừa, lúc vào hang Pắc Bó. Như vậy, ngày ra đi Người ở tuổi 21, trải qua 30 năm khi trở về, Người đã ở tuổi 51, lúc đi tóc hãy còn xanh nay về tóc đã điểm bạc.

 

Trải qua 105 năm, hơn một thế kỷ, bến Nhà Rồng mãi là một chứng tích lịch sử rực rỡ với thời gian. Nhân dân ta luôn tự hào về Bác, vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có một quyết định rạng ngời lịch sử, một tư duy độc lập sáng tạo trên con đường “tìm đường cứu nước”. Quyết định đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác đã đưa Tổ quốc Việt Nam lên đài vinh quang.

Ghi chú:

(1) Hồ Chí Minh tập I, trang 41

(2,3) Hồ Chí Minh tập X, trang 127

 

 

                                                               Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục