Các thành viên đội điền kinh (nhóm cự ly trung bình 800m, 1500m) đã tập luyện đầu năm mới chuẩn bị cho mục tiêu SEA Games 2017. Lực lượng mỏng khiến cho nhóm cự ly này khó trở thành mũi nhọn của đội điền kinh Việt Nam vào lúc này...

Mất 2 huy chương vàng

Khi Phạm Đình Khánh Đoan, Lê Văn Dương giải nghệ, tổ cự ly trung bình kịp có Trương Thanh Hằng, Nguyễn Đình Cương là người thế chỗ xuất sắc. Có thể thấy, thời phong độ đỉnh cao nhất, Thanh Hằng và Đình Cương luôn chiếm trọn 4 HCV trên đường chạy 800m, 1500m nam, nữ cho đội tuyển điền kinh Việt Nam ở SEA Games. Lúc Hằng và Cương giải nghệ, 2 gương mặt Đỗ Thị Thảo và Dương Văn Thái tiếp sức đàn anh, đàn chị cũng rất hoàn hảo. SEA Games 28-2015 tại Singapore, Thảo giành 2 HCV và Dương cũng có cú đúp vô địch cùng trên đường chạy 800m, 1500m. Có được kết quả như vậy, từng người họ tích lũy dần từ các kỳ SEA Games 2011, 2013 trước đấy. 

Hiện tại, Đỗ Thị Thảo đã giã từ sự nghiệp VĐV, lập gia đình và sinh em bé. Đồng nghĩa, chúng ta đã “tạm” bị mất 2 HCV trong cự ly 800m và 1500m nữ tại SEA Games 2017 ở Malaysia tới đây. Khoảng trống tìm người thay thế thảo trong cự ly trung bình để tranh chấp tại SEA Games 2017 quá lớn. Phía sau Thảo có Vũ Thị Ly. Cô chính là chủ nhân của 2 chiếc HCV tại giải điền kinh VĐQG 2016. Dù vậy, bản thân Vũ Thị Ly chưa được đánh giá cao do hình thể quá “mỏng” và khó đạt được sự vượt ngưỡng mạnh mẽ nhất. Kết quả tốt nhất mà Vũ Thị Ly từng đạt được tại SEA Games là HCB cự ly 800m năm 2013 (thành tích 2’07”25). SEA Games 2015, cô chạy kém hơn lần trước và chỉ đạt HCĐ cự ly 800m (2’12”36). Mới nhất tại giải VĐQG 2016, chỉ số chuyên môn tại cự ly này của Vũ Thị Ly là 2’05”69.

 

Phía sau Đỗ Thị Thảo sẽ là khoảng trống lớn cần đàn em Vũ Thị Ly (phải) lấp đầy. Ảnh: T.L

Với nam, Dương Văn Thái đau lưng không dự giải VĐQG 2016 khiến nhiều người lo ngại. Thời gian chuẩn bị cho SEA Games 2017 chỉ có 8 tháng. Vì thế, tất cả đều mong chân chạy số 1 cự ly trung bình của điền kinh nam Việt Nam hồi phục thể lực tốt nhất. 

Đừng lấy tư duy “hái ngọn”

Giải VĐQG chứng kiến không nhiều đơn vị đầu tư vào cự ly trung bình. Những địa phương quyết tâm làm mạnh trong nội dung chỉ điểm qua như Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định... Ngoài những địa phương trên, một vài đơn vị có quân như Đắc Lắc, Yên Bái, Thái Bình, Hà Nam, Bình Dương nhưng không thật sự mạnh. Vì thế, các địa phương rất giữ gìn những chân chạy hạt giống của mình. Hiện tại tổ cự ly trung bình của đội điền kinh Việt Nam tập tại Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng. HLV phụ trách vẫn là bà Hồ Thị Từ Tâm. Trong lúc quân số của tổ trung bình đang thiếu hụt, vị HLV nữ nổi tiếng này đang đôn đáo tìm người bổ sung.

Mới nhất, bà Tâm bày tỏ muốn đưa chân chạy triển vọng mới phát hiện của Hà Nội là Khuất Phương Anh vào Đà Nẵng. Hẳn nhiên, điều này khiến địa phương quản lý VĐV phải nghi ngại và cực lực phản đối. Bởi lẽ, địa phương không muốn một tuyển thủ đang trong giai đoạn phát triển và cần được đào tạo bồi dưỡng chuyên biệt theo chương trình của đơn vị mình thì bỗng chốc HLV đội tuyển lại mau mắn “hái ngọn” lấy người. Đào tạo được 1 VĐV chạy cự ly trung bình đủ khả năng thi đấu quốc tế mất nhiều thời gian. Chưa kể, Khuất Phương Anh vốn sở trường 400m và điền kinh Hà Nội phải rèn luyện cho chân chạy này dần kế cận Đỗ Thị Thảo đã giải nghệ. “Chúng tôi không bao giờ nói không với đội tuyển. Thế nhưng, VĐV trẻ còn đang cần giai đoạn hoàn thiện mà HLV phía trên nằng nặc đòi đưa vào Đà Nẵng thì địa phương không thể đồng ý. Cần phải có thời gian và địa phương cũng có chiến lược đầu tư giành thành tích chứ không thể chảy máu tài năng”, một HLV của điền kinh Hà Nội từng cho biết.

 

                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Hàng thủ mắc sai lầm, Việt Nam bị loại tại tứ kết U23 châu Á

U23 Việt Nam có một trận cầu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục