Trụ sở Tòa Trọng tài quốc tế tại Hà Lan

Trụ sở Tòa Trọng tài quốc tế tại Hà Lan

Trao đổi với phóng viên TTXVN, GS G.Hi-rô-hi-đê, chuyên gia về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Á - Phi, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ Tô-ki-ô (Nhật Bản) cho rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Phi-li-pin đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông mang ý nghĩa lịch sử quan trọng. Theo ông, phán quyết đã bám sát luật pháp quốc tế và được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.

 

GS Hi-rô-hi-đê nói rằng, việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông là hành động không thể chấp nhận được. Trung Quốc thường phân biệt “các nước có liên quan” và “các nước không liên quan” để ngăn cản các quốc gia mà Bắc Kinh gọi là “ngoài khu vực” can thiệp trong vấn đề Biển Đông. Theo ông, Biển Đông là lộ trình hàng hải quốc tế quan trọng, cho nên việc Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEM vừa qua ở Mông Cổ là đúng đắn và cần thiết.

Về việc Tòa Trọng tài kết luận rằng không có cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, GS Hi-rô-hi-đê nhấn mạnh, theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông sẽ không có tác dụng. Mọi hòn đảo Trung Quốc xây dựng sẽ không được công nhận và không làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Theo phán quyết của Tòa Trọng tài, các hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông đã phá hoại môi trường thiên nhiên ở vùng biển này. GS Hi-rô-hi-đê cũng nhấn mạnh, việc Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thể hiện thái độ không tuân thủ luật pháp quốc tế và điều đó sẽ khiến Bắc Kinh mất uy tín trên trường quốc tế.

* Ngày 20-7, Thời báo Ma-ni-la dẫn lời người phát ngôn của Tổng thống Phi-li-pin E.A-ben-la nói rằng, Chính phủ nước này tiếp tục thực hiện biện pháp ngoại giao nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh, bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc đều dựa trên luật pháp Phi-li-pin và luật pháp quốc tế. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Phi-li-pin P.Y-a-xây bác đề nghị Trung Quốc muốn đàm phán song phương nhưng chỉ về các vấn đề "nằm ngoài phán quyết của Tòa Trọng tài, hoặc bất chấp phán quyết”.

* Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam đã ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài liên quan tranh chấp Biển Đông, bác bỏ yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc về cái gọi là “đường chín đoạn” ở Biển Đông. Tuyên bố cho rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính lịch sử và yêu cầu các nước liên quan chấp nhận và tôn trọng phán quyết này vì hòa bình, hòa hợp và chủ quyền quốc gia của các nước trong khu vực. Tuyên bố khẳng định, phán quyết là cột mốc quan trọng để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

Tuyên bố hối thúc Chính phủ Trung Quốc tôn trọng phán quyết, đồng thời nêu rõ nếu bất kỳ nước nào không tuân thủ luật pháp quốc tế và hành động đơn phương, phớt lờ sự nghiệp chính nghĩa của các nước láng giềng, nước đó sẽ tạo tình hình hỗn loạn và đe dọa hòa bình không chỉ ở khu vực châu Á mà trên toàn thế giới. Tuyên bố cũng khẳng định ủng hộ mạnh mẽ sự nghiệp chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

 

 

                                                                         Theo Nhandan

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục