Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 29/1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 371.034.387 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.669.913 ca tử vong. Số ca bình phục là 292.901.593 ca.


Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Tại châu Á, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, gây sức ép cho công tác chống dịch trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đã đề nghị các chính quyền địa phương ban hành hướng dẫn cho các trung tâm y tế cơ sở các cấp tăng cường quản lý, báo cáo càng sớm càng tốt các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong bệnh viện. Ngày 29/1, NHC thông báo Trung Quốc đã ghi nhận 37 ca cộng đồng trong ngày 28/1. Tính đến ngày 28/1, Trung Quốc có tổng cộng 105.934 ca mắc COVID-19, trong đó 4.636 ca tử vong.

Hàn Quốc đã ghi nhận 17.542 ca mới, trong đó có 17.349 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca mắc lên 811.122 ca. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày cao kỷ lục, tăng vọt so với mức 8.570 ca được ghi nhận ngày 25/1. Số người tử vong vì dịch COVID-19 tại Hàn Quốc cũng tăng lên 6.712 người sau khi có thêm 34 bệnh nhân không qua khỏi. Tỷ lệ tử vong ở mức 0,83%. Giới chức Hàn Quốc cho rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh đã khiến số ca mắc mới tại Hàn Quốc tăng mạnh.

Nhật Bản cũng ghi nhận trên 84.000 ca mới vào ngày 29/1. Đây là mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát và cũng là ngày thứ 5 liên tiếp lập mốc mới. Cụ thể, theo thống kê của chính quyền các địa phương, Nhật Bản có thêm 84.936 ca mới, gấp hơn 3 lần so với mức 2 tuần trước. Số ca nhiễm mới liên tục tăng cao đang gây những quan ngại về nguy cơ thiếu hụt giường bệnh, gia tăng sức ép lên hệ thống y tế của Nhật Bản.

Ở châu Âu, số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày của Nga vào ngày 29/1 là 113.112 ca, lần đầu vượt mốc 100.000 ca kể từ khi đại dịch bùng phát. Đây là mức cao kỷ lục trong ngày thứ 9 liên tiếp với việc các nhà chức trách lý giải nguyên nhân là do biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh. Bên cạnh đó, 668 ca tử vong đã được thông báo trong 24 giờ qua, sau khi Nga thông báo tổng số người tử vong do dịch COVID-19 tại nước này đã vượt 700.000 ca vào ngày 28/1.

Bộ Y tế Ukraine cho biết số ca mới trong ngày ở nước này cũng lên mức kỷ lục với 37.351 ca trong 24 giờ qua. Mức cao nhất trước đó được ghi nhận 1 ngày trước với 34.408 ca. Ngoài ra, Ukraine có thêm 149 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 vượt mốc 100.000 ca. Tính từ đầu dịch, Ukraine có khoảng 4,02 triệu ca mắc, trong đó 100.031 ca tử vong.

Trong khi đó, Thủ tướng Áo Karl Nehammer ngày 29/1 cho biết từ tuần tới, quốc gia này sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19. Theo đó, kể từ ngày 5/2, cửa hàng và nhà hàng tại Áo sẽ được phép mở cửa đến tận nửa đêm trong khi số người được phép tham gia các sự kiện cũng được nâng từ 25 lên 50 người. Bên cạnh đó, Áo cũng nới lỏng hơn với những người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Kể từ ngày 12/2 tới, những người chưa tiêm chủng đầy đủ có thể đến các cửa hàng không thiết yếu và từ ngày 19/2 nếu họ có giấy xét nghiệm âm tính có thể đến nhà hàng và các điểm du lịch. Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Áo vẫn đang tăng do biến thể Omicron, với gần 35.000 ca ghi nhận ngày 29/1. Tuy nhiên, sức ép lên hệ thống y tế đã giảm khi không có nhiều số ca bị nặng.

Tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế Israel dự đoán làn sóng COVID-19 do biến thể Omicron gây ra tại nước này đã chạm đỉnh và bắt đầu đi xuống. Tuy nhiên, trong 2-3 tuần tới tình hình dịch bệnh sẽ vẫn tiếp tục khó khăn. Tính đến ngày 28/1, Israel có tổng cộng 485.237 bệnh nhân đang phải điều trị, trong đó 2.418 bệnh nhân nhập viện. Tỷ lệ giường bệnh được sử dụng trên cả nước là 59,4%.

Tương tự, người đứng đầu Cơ quan y tế cộng đồng của Canada, bà Theresa Tam, ngày 29/1, cho biết làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron ở nước này đã đạt đỉnh song người dân vẫn cần thận trọng do số ca nhập viện vì COVID-19 đang tiếp tục tăng. Biến thể Omicron bắt đầu lây lan nhanh tại Canada vào tháng 12/2021 và vượt qua Delta trở thành biến thể chính gây ra phần lớn số ca mắc mới COVID-19 ở nước này, buộc nhà chức trách phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế. Cho đến nay, Canada ghi nhận hơn 3 triệu ca mắc, trong đó 33.368 ca tử vong.

Chính phủ Bolivia và Chile đã nhất trí đẩy nhanh quá trình xét nghiệm PCR tại khu vực biên giới hai nước, thông qua việc thành lập một phòng thí nghiệm chuyên trách tại thủ đô La Paz của Bolivia. Thứ trưởng Ngoại thương Bolivia, Benjamín Blanco, cho biết đây là một biện pháp nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ xe tải chở hàng tại biên giới giữa Bolivia và Chile thời gian qua. Số ca mắc mới tại Bolivia và Chile đang tiếp tục tăng mạnh. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay Chile ghi nhận trên 2,05 triệu ca mắc, trong đó 39.594 ca tử vong. Trong khi đó, con số này ở Bolivia lần lượt là 42.000 ca và 20.824 ca.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục