Các ứng viên trẻ tìm việc làm tại một hội chợ việc làm ở Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 3-2009.

Các ứng viên trẻ tìm việc làm tại một hội chợ việc làm ở Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 3-2009.

Đằng sau cuộc gặp Obama - Đạt Lai Lạt Ma cùng hàng loạt những vụ căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc là gì? Đây chính là khúc dạo đầu của “một cuộc mặc cả lớn” giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ trong năm 2010.

Mỹ đã tuyên bố rõ vấn đề tỉ giá giữa USD và đồng nhân dân tệ sẽ là một ưu tiên trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc năm 2010, một năm được dự báo sẽ “rất khó khăn” trong quan hệ hai nước. Ngày 3-2, Tổng thống Obama đã khẳng định quyết tâm này khi nhấn mạnh Mỹ sẽ phải “làm sao để giá các sản phẩm của chúng ta không bị thổi phồng lên một cách giả tạo và giá các sản phẩm của Trung Quốc không bị hạ thấp một cách giả tạo, bởi điều này dẫn chúng ta đến một sự bất lợi to lớn trong cạnh tranh”.

Mỹ: chi 3 USD, vay 1 USD

"Tôi sẽ không chấp nhận vị trí số 2 đối với nước Mỹ"

Tổng thống Obama
trong thông điệp liên bang

Thật ra, vấn đề tỉ giá giữa hai đồng tiền này không phải là mới. Vậy tại sao giờ đây ông Obama khởi động lại cuộc chiến với đồng nhân dân tệ? Báo The Wall Street Journal nhận định: thâm thủng ngân sách giờ trở thành “mối đe dọa cho an ninh quốc gia” và vai trò của Mỹ trên sân khấu thế giới.

Ngân sách quốc gia năm 2010 do Tổng thống Mỹ Obama đưa ra vào đầu tháng 2 vừa qua đã cho thấy những con số chóng mặt: 1.600 tỉ USD thâm thủng trong năm nay, 1.300 tỉ USD cho năm tới và 8.500 tỉ USD cho 10 năm tới, với điều kiện quốc hội chấp nhận những đề nghị của tổng thống vốn đang muốn cắt giảm và những giải pháp của ông đem lại kết quả. Trong năm nay, chính phủ sẽ phải vay 1 USD mỗi lần chi ra 3 USD, và phần lớn nguồn tài chính này được cung cấp từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc khi nước này bán cho Mỹ hàng tỉ USD sản phẩm công nghiệp và cho Mỹ vay lại số USD này.

Thế nhưng, theo báo The New York Times, việc khởi động lại cuộc chiến tiền tệ trước mắt có thể đem lại cho ông Obama một số cổ tức chính trị vào lúc tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên đến hai con số và vào lúc người Mỹ ngày càng nghi ngờ Trung Quốc đánh cắp công ăn việc làm của họ. Nhưng các chuyên gia lại khẳng định ông Obama sẽ có ít công cụ để gây áp lực với Bắc Kinh so với tổng thống George W.Bush, người đã từng “gây chuyện” suốt nhiều năm (song không mấy thành công) để buộc Trung Quốc phải định giá lại đồng nhân dân tệ.

Trong khi đó, lúc này Trung Quốc đang quyết tâm khởi động lại guồng máy xuất khẩu của mình sau thời kỳ cả thế giới trì trệ. Thế nên, một đồng tiền “yếu” là lợi thế sống còn để đạt mục tiêu này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ cũng đã chán đến mức “nước đổ đầu vịt” khi cứ phải nghe con nợ chính của họ lải nhải mãi những bài học kinh tế.

Các nhà kinh tế ước tính đồng nhân dân tệ hiện có giá thấp ít nhất là 25% và có thể là 40% so với USD và những đồng tiền khác.

Đâu là những nguy cơ có thể dẫn quan hệ hai nước trượt dài đến mức tồi tệ hơn? Báo Le Monde 18-2 cho rằng chính diễn biến bên trong của từng nước sẽ quyết định, và dự báo: “Về phía Trung Quốc, đó là nguy cơ của chủ nghĩa quốc gia. Còn về phía Mỹ, nếu nạn thất nghiệp không được cải thiện nhanh thì không loại trừ Mỹ sẽ tăng cường bảo hộ trước tháng bầu cử” (tức tháng 11).

Mỹ đầu tư cho quá khứ, còn Trung Quốc cho tương lai

“Cuộc chiến hòa bình” là khái niệm mới về quan hệ Mỹ - Trung để mô tả hai cường quốc kinh tế này giờ đây bước vào một giai đoạn cạnh tranh quyết liệt để giành vị trí số 1 thế giới. Theo tác giả Nobel kinh tế 1993 Robert Fogel của Mỹ, vấn đề “ai thắng ai?” sẽ ngã ngũ trong 30 năm tới. Gần đây, ông đã đưa ra hai khảo sát thú vị. Khảo sát thứ nhất được đăng trên tạp chí The American (tháng 9-2009), trong đó ông cho thấy nước Mỹ với một dân số giàu và đang già đi sẽ phải chi phí ngày càng nhiều cho y tế.

Khảo sát thứ hai trên chuyên san Foreign Policy (số tháng 1-2/2010) lại dự báo vào năm 2040, GDP của Trung Quốc sẽ là 123.000 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 85.000 USD, hơn gấp hai lần dự báo của Liên minh châu Âu và cao hơn nhiều so với của Ấn Độ và Nhật Bản. Mặc dù chưa vượt Mỹ về mức giàu có bình quân đầu người, nhưng theo Robert Fogel, GDP của Trung Quốc sẽ chiếm 40% GDP thế giới, nghĩa là bỏ rất xa Mỹ (14%) và Liên minh châu Âu (5%) trong 30 năm tới.

Tại sao lại có một khoảng cách biệt lớn đến thế? Đó là vì từ nay đến năm 2040, Trung Quốc có thể tăng năng suất của 700 triệu lao động của mình dựa vào giáo dục. Robert Fogel viết: “Lao động được đào tạo là lao động có năng suất cao hơn. Tại Trung Quốc, số học sinh cấp III và cao đẳng đang tăng lên đều do đầu tư rất đáng kể của nhà nước. Năm 1998, khi chủ tịch Giang Trạch Dân kêu gọi tăng tuyển sinh đầu vào cho cấp III thì vào lúc đó chỉ có 3,4 triệu học sinh được tuyển vào cao đẳng và đại học. Tình hình đã thay đổi nhanh chóng: bốn năm sau, con số tuyển sinh vào cao đẳng, đại học tăng 165% và số sinh viên Trung Quốc du học tại nước ngoài tăng 152%.

Từ năm 2000-2004, số tuyển sinh đại học tiếp tục tăng đều vào khoảng 50%. Tôi dự báo Trung Quốc có thể tăng tuyển sinh đầu vào cho cấp III lên 100% và cho đại học lên khoảng 50% trong một thế hệ nữa, và điều này sẽ giúp tỉ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng lên thêm hơn 6% mỗi năm. Những mục tiêu về một nền giáo dục nâng cao hơn này không nằm ngoài tầm tay của Trung Quốc. Cần nhớ lại là một số nền kinh tế của Tây Âu đã có thể tăng mức tuyển sinh cao đẳng của mình từ 25% lên 50% chỉ trong hai thập niên ở thế kỷ 20”.

Và Robert Fogel nhận định: Mỹ đang đầu tư cho quá khứ (các chi phí cho y tế là mối quan tâm chính của những người trên 85 tuổi), còn Trung Quốc cho tương lai (đào tạo lớp lao động trẻ).

                                                                              Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục