Bộ trưởng kinh tế của 16 nước, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ, đã nhất trí về một kế hoạch trị giá 25.000 tỉ yen (295,5 tỉ USD) để phát triển hạ tầng ở riêng khu vực ASEAN. Báo Yomiuri của Nhật Bản cho biết thỏa thuận sơ bộ đã đạt được vào ngày 28-8.

Mở rộng cảng Chennai ở Ấn Độ là một trong những dự án ưu tiên của kế hoạch 295 tỉ USD - Ảnh: dredgingtoday.com

Theo đó, kế hoạch chính thức đã được thông qua trong cuộc gặp mặt cấp bộ trưởng ASEAN+6 tại Đà Nẵng (Việt Nam) và bắt đầu đi vào giai đoạn thực thi từ tháng 10.

Chương trình giải ngân dự kiến bắt đầu từ tháng 12 cho 717 công trình bao gồm đường sá, cầu, cảng biển, sân bay, khu phức hợp công nghiệp và nhà máy điện dự kiến hoàn tất từ nay tới năm 2020.

Các dự án trọng tâm sẽ là kế hoạch phát triển kết nối lưu vực Mekong; khu vực phát triển chung Đông Á - Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines; tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Thái Lan.

Cụ thể sẽ xây mới một đường cao tốc xuyên bán đảo Đông Dương, các cảng biển và cải tạo các cảng hiện nay ở Việt Nam và Myanmar, kết nối các cảng này với đường cao tốc cũng như nâng cấp cảng biển Chennai tại Ấn Độ, hình thành hành lang kinh tế Ấn Độ - ASEAN với điểm đầu là cảng Chennai và điểm cuối là TP.HCM (Việt Nam).

Các dự án được ưu tiên trước mắt, theo Japan Times, sẽ là xây dựng sân bay ở miền Nam Việt Nam, nhà máy điện địa nhiệt tại Indonesia và mở rộng cảng biển ở Ấn Độ.

Japan Times cho biết toàn bộ kế hoạch khổng lồ này đã được Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á quy hoạch. Đây là một viện nghiên cứu do Nhật Bản tài trợ, đóng trụ sở tại Jakarta, Indonesia.

Các chuyên gia của viện này ước tính kế hoạch hạ tầng nói trên sẽ giúp nâng GDP của các quốc gia tham gia dự án thêm 55%, đồng thời kích thích phát triển kinh tế cho cả châu Á.

Báo Yomiuri cho rằng đây sẽ là cơ hội lớn cho các công ty hạ tầng hùng mạnh của Nhật Bản giành được những hợp đồng ở nước ngoài, trong chính sách tăng trưởng mới của chính quyền Tokyo.

Chính quyền Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng sự ủng hộ về tài chính cho những công ty nội địa tham gia dự án này, thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển và những khoản cho vay từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

“Các dự án này sẽ đóng góp vào phát triển kinh tế ở châu Á. Tôi cũng hi vọng kế hoạch sẽ giúp gia tăng xuất khẩu công nghệ xây dựng hạ tầng của Nhật Bản” - Bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Masayuki Naoshima nói với Japan Times.

Theo bộ này, ngoài tiền đầu tư từ các chính quyền, việc huy động vốn từ lĩnh vực tư nhân sẽ là yếu tố then chốt để hoàn thành kế hoạch đầy tham vọng này. Yomiuri cho biết các công ty Nhật đã ngay lập tức bắt tay vào việc giành các hợp đồng cho các dự án hạ tầng này.

Hồi tháng 6, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Hãng Hitachi đã thành lập một liên doanh với mục tiêu nhắm vào các công trình đường sắt ở hải ngoại. Gaku Suzuki, phó chủ tịch Hitachi, nói với Yomiuri rằng ông hi vọng công ty của mình có thể tham gia “càng nhiều càng tốt” vào các dự án hạ tầng ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những công ty hạ tầng có năng lực cạnh tranh rất tốt từ Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước phương Tây.

                                                                                  Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục