(HBĐT) - Những ngày qua, hình ảnh con trâu bị treo lên cho đến chết rồi bị giết thịt và đem vào tế thần ở lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây phẫn nộ, bức xúc trong dư luận. Lâu nay, liên tục có những tranh cãi quanh chuyện “bỏ hay không” những lễ hội bạo lực, chém giết động vật như này. Không ít nhà nghiên cứu và nhà quản lý văn hóa đều cho rằng, nếu để tồn tại hình ảnh lễ hội phản cảm như vậy, chẳng khác nào cổ xúy cho sự hung hăng và hành vi bạo lực.

 

Năm 2017, lễ hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh) không còn cảnh chém lợn giữa sân đình.

Không cổ xúy lễ hội bạo lực 

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip kéo dài cả chục phút, ghi lại hình ảnh đám đông hò reo treo cổ một con trâu đen lên chạc cây cho đến chết, tại lễ hội ở đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) diễn ra vào mùa lễ hội trước. Không ít người rùng mình, lên án việc làm này là man rợ. Đây là lễ hội “đẫm máu” mới nhất bị phản đối trong khá nhiều lễ hội bạo lực những năm qua như “chém lợn tế thần”, “phóng lao giết trâu”… đang tạo ra những cái nhìn trái chiều về lễ hội truyền thống. Những lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh và một số lễ hội chọi trâu, đâm trâu trên phạm vi cả nước đã bị dư luận và cả các đơn vị, tổ chức như Tổ chức động vật châu á lên án, kiên quyết phản đối vì những yếu tố phản cảm, bạo lực, gây đau đớn cho động vật… 

Không chỉ bạo lực với động vật, mùa lễ hội 2017 mới bắt đầu nhưng đã xuất hiện nhiều hình ảnh chen lấn, bạo lực, tranh giành cướp lộc giữa người với người. So với các năm trước, lễ hội đền Sóc (Hà Nội) năm nay nghiêm túc hơn khi không còn cảnh ẩu đả, hỗn chiến giữa các thanh niên và nhóm bảo vệ kiệu. BTC lễ hội đã huy động hàng trăm cảnh sát và tình nguyện viên tham gia bảo vệ lễ vật giò hoa tre và trầu cau nhưng chỉ có thể giúp lễ vật không bị cướp giữa đường khi rước, còn khi màn tế lễ kết thúc, hàng nghìn người đã lao vào, vượt qua tường rào để cướp lộc gây nên cảnh hỗn loạn. Lễ hội chùa Hương cũng gây bức xúc với bức ảnh nóng nhất mạng xã hội chụp cảnh đám đông mải tranh cướp lộc mà như cào cấu vào mặt nhau. 

Nói về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Quang Vinh thẳng thắn cho rằng: “Hành vi côn đồ của một bộ phận giới trẻ trong ứng xử rất đáng báo động. Vì vậy, những lễ hội có tính chất kích động, dẫn dụ cộng đồng vào hành vi dã man, thú tính hoặc mê muội trong thờ cúng... đều phải cương quyết loại bỏ”. 

GS-TS - nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Ninh (Viện Nghiên cứu Đông Nam á) thì cho rằng, chúng ta không nên cổ xúy cho hành động kích động bạo lực, hành hạ con vật rồi tắm máu (giết thịt, ăn ngay những con vật dùng để tế thánh thần). “ở nhiều nơi trên thế giới, người dân cũng thờ các con vật và họ tuyệt đối không giết thịt những con vật mà mình đã thờ. Ngày nay, lễ hội ở nhiều nơi đã bị biến tướng, bị thương mại hóa, như một hình thức kinh doanh yếu tố tâm linh”. Giáo sư Ninh cũng kiến nghị các cơ quan văn hóa nên xem xét loại bỏ những hủ tục trong lễ hội không phù hợp, gây phản cảm cho xã hội. 

Địa phương cam kết  tổ chức lễ hội văn minh  

Tại hội nghị tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, năm nay bộ yêu cầu các địa phương phải hạn chế tối đa những hình ảnh bạo lực, phản cảm, các địa phương cam kết tổ chức lễ hội văn minh. Những lễ hội chọi trâu không phải là lễ hội truyền thống của địa phương sẽ bị loại bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với đời sống hiện tại. 

Mùa lễ hội 2017 đang bắt đầu và không ít lễ hội trước kia có những nghi lễ chém giết động vật bị lên án, nay đã tổ chức quy củ và không còn những cảnh gây phản cảm. Ngày mùng 6 tháng giêng năm Đinh Dậu, lễ hội làng Ném Thượng đã diễn ra nhưng không còn cảnh chém lợn giữa sân đình. Năm nay, BTC lễ hội đả cầu, cướp phết tại Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho tiến hành hoạt động làm lễ và đặt quả phết trong đình để mọi người có thể chạm tay “lấy may”, thay vì tung phết để tranh cướp. Nhiều nơi ở miền Trung - Tây Nguyên, cán bộ văn hóa đã tuyên truyền để người dân bỏ tập tục đâm trâu trong lễ hội. 

Đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan quản lý đã thảo luận với cộng đồng, quyết định năm nay sẽ không có hình thức đập đầu trâu, thay vào đó là một hình thức diễn xướng không thể hiện tính bạo lực. Cùng với đó, hoạt động cướp phết tại lễ hội Hiền Quan sẽ chỉ diễn ra giữa những đội chơi của dân làng, khách du lịch sẽ không được tham gia tranh phết để tránh cảnh đánh nhau, hỗn loạn như những năm trước. 

Bà Trịnh Thị Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) - cho biết, năm nay bộ chủ trương siết chặt công tác quản lý lễ hội, kiên quyết không cấp phép cho tổ chức các lễ hội đâm, chém động vật dưới bất cứ hình thức nào. Đối với lễ hội Đông Cuông (Yên Bái), cục sẽ cử đại diện lên trực tiếp chỉ đạo cho BTC năm nay để không tái diễn tập tục man rợ treo cổ trâu như trước nữa.

 

 

                                              Theo Báo Laodong.net

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục