(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam lần lượt trở thành thành viên của 7/9 Công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người (trong đó có Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị, gia nhập ngày 24/9/1982). Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên các công ước, đặc biệt là nghĩa vụ nội luật hóa quy định của các công ước.


Hoạt động truyền thông, tư vấn pháp luật tại xóm Kén, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) giúp người dân hiểu và thực hiện các quyền dân sự của cá nhân. ảnh: M.H.

Nhờ đó, các quyền con người được quy định ngày càng cụ thể và toàn diện hơn trong luật pháp quốc gia. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (gọi tắt là Hiến pháp năm 2013) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về các quyền con người, quyền dân sự, chính trị, làm căn cứ pháp lý cho các Bộ luật, Luật chuyên ngành thể chế thành quy định cụ thể trong từng lĩnh vực.

1. Nội dung về các quyền dân sự trong Hiến pháp năm 2013

1.1. Về quyền sống: Điều 19 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.

1. 2. Về quyền đời tư: Điều 20 và 21 - Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ.

1.3. Về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình: Điều 20 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.

1.4. Về quyền khiếu nại, tố cáo:Điều 30 - Hiến pháp năm 2013 quy định quyền của người dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định người bị thiệt hại có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

1.5. Về quyền tự do cư trú, đi lại: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do Luật định (Điều 22). Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23).

1.6. Về quyền bình đẳng giới:Theo Điều 26 - Hiến pháp năm 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nội dung các quyền chính trị trong Hiến pháp năm 2013

2.1. Về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý Nhà nước và xã hội: Các quyền này được quy định tại các Điều 27, 28, 29 - Hiến pháp năm 2013. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (theo Điều 6, Hiến pháp năm 2013: Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện).

2.2. Về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin: Theo Điều 25 - Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

2.3. Về quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình: Được quy định tại Điều 25 - Hiến pháp năm 2013.

2.4. Về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Điều 24 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

2.5. Về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5 - Hiến pháp năm 2013: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Điều 42 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Thể chế các quyền dân sự, chính trị của công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013, các đạo luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Cư trú; Luật Báo chí; Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cầu ý dân; Luật Bình đẳng giới; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo… đã có những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo các quyền dân sự, chính trị của công dân được thực hiện đúng khuôn khổ pháp luật.

Mai Huệ (TH) (Sở Tư pháp)

 

 



Các tin khác


Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 27/4 đến 1/5). Đây sẽ là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm thân, tham quan, du lịch tăng cao, dẫn đến lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn trong suốt thời gian nghỉ lễ.

8 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2023, UBND huyện Lạc Thủy đã công nhận 8/10 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hiện, toàn huyện có 112 tổ hòa giải ở cơ sở và 706 hòa giải viên.

Phát hiện kho hàng đông lạnh chứa gần 1 tấn thực phẩm 'bẩn'

Đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phối hợp với Đội quản lý thị trường số 22 ra quyết định kiểm tra số hàng hóa tại kho địa chỉ số 489 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, phát hiện gần 1 tấn thực phẩm gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà đều là sản phẩm đông lạnh đóng túi, một số đã tẩm ướp sẵn để đưa đi tiêu thụ.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hoà Bình

Sáng 23/4, UBND thành phố Hoà Bình tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC" năm 2024.

Triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý II/2024

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Phòng ngừa tội phạm cướp, cướp giật cho các cơ sở kinh doanh vàng, bạc

Thời gian qua, tình hình tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản đã, đang có nhiều diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn ngày càng liều lĩnh, manh động. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Công an các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục