(HBĐT) - Tiếp tục phiên xét xử vụ tai biến y khoa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại BVĐK tỉnh ngày 29/5/2017 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiều nay 15/5, HĐXX tiến hành phần xét hỏi các bị cáo.

Tại phiên xét xử, trả lời câu hỏi của HĐXX về việc ngày 28-5-2017, bị cáo đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình để làm gì? Bị cáo Quốc cho biết, sáng 28-5-2017, bị cáo theo yêu cầu của Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (Cty Thiên Sơn) đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thay vật liệu của hệ thống lọc RO (cát, sỏi, hạt nhựa trao đổi ion, tiệt trùng hệ thống tuần hoàn thoát nước...). Theo Quốc thì: đây là giao dịch giữa Quốc và Cty Thiên Sơn. Theo thỏa thuận Quốc là người thay thế vật liệu và các hạng mục nêu trên. Tuy nhiên, tại thời điểm này, hai bên chưa làm hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng báo giá. Cụ thể, tháng 4/2017, Cty Thiên Sơn yêu cầu phía Cty Trâm Anh báo giá các hạng mục trên, đến ngày 28-5 thì yêu cầu đến bệnh viện để thay thế các hạng mục này.


Bị cáo Bùi Mạnh Quốc trả lời câu hỏi của HĐXX.

Trình bày trước HĐXX, bị cáo Quốc cũng thừa nhận trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng nước sau khi thực hiện các công việc sửa chữa, bảo dưỡng. Việc xác định chất lượng nước được căn cứ vào kết quả xét nghiệm có sự chứng kiến của ba bên (người bảo dưỡng, Cty Thiên Sơn, Phòng vật tư của bệnh viện). Về nguyên tắc, nếu nguồn nước chưa được xét nghiệm mà đã chạy y lệnh là không được phép. Bị cáo Quốc cho biết thêm chiều ngày 28/5/2017, Quốc mới làm xong và trước khi nghỉ có gọi điện cho Trần Văn Sơn đến khóa cửa, đồng thời nhắc đã sửa và thay thế các vật tư xong, sáng hôm sau mới vào lấy mẫu nước đem đi kiểm định. Tuy nhiên, sáng 29/5, khi quay lại thì thấy hệ thống máy đã chạy. Trước HĐXX, bị cáo Quốc đã thừa nhận: "Đó là sự tắc trách, là lỗi của bị cáo. Bị cáo nhận thấy vì sự chủ quan của mình mà dẫn tới hậu quả cực kì nghiêm trọng. Bị cáo rất hối hận”.

Cũng trong phần xét hỏi, bị cáo Trần Văn Sơn, nguyên cán bộ phòng Vật tư, trang thiết bị y tế bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã phủ nhận một số nội dung mà bị cáo Quốc đã khai trước đó. Theo đó, Trần Văn Sơn khai nhận tại phiên tòa là khoảng 9 giờ sáng ngày 28/5/2017, Sơn có nhận được điện thoại của Quốc thông báo đã đến bệnh viên rồi. Sơn đã gọi cho một nhân viên bệnh viện mở cửa cho Quốc để chờ Sơn đến. Tuy nhiên, khi Sơn đến nơi thì Quốc đang sửa chữa hệ thống lọc nước. Sơn không biết ai đã bàn giao cho Quốc để sửa chữa. Sáng ngày 29/5, khi Sơn đến lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì hệ thống máy đã hoạt động. Sơn có trao đổi lại với y tá Nguyễn Thị Hằng để đến trưa thì lấy mẫu nước. Sau đó Trần Văn Sơn có trao đổi lại với Quốc về việc này.

Tại phiên tòa, bị cáo Trần Văn Sơn cho rằng: "Bị cáo thấy rất có lỗi trong công việc của mình khi đã không có mặt tại đó. Tuy nhiên, để xảy ra hậu quả khiến 8 người tử vong có phải do lỗi của bị cáo hay không thì xin nhờ HĐXX xem xét”.


Bị cáo Hoàng Công Lương trong phần xét hỏi. 

Trả lời một số câu hỏi trước HĐXX, bị cáo Lương đã phủ nhận trách nhiệm khi liên quan đến việc ra y lệnh sử dụng thiết bị chạy thận cho bệnh nhân. Bị cáo Lương cho rằng: việc quản lý, sửa chữa hỏng hóc thiết bị thuộc trách nhiệm Phòng Vật tư. Đơn nguyên thận nhân tạo chỉ là đơn vị sử dụng máy móc. Bị cáo chỉ làm nhiệm vụ là bác sỹ điều trị, không được giao nhiệm vụ phụ trách, điều hành đơn nguyên thận nhân tạo. Do vậy, bị cáo không biết quy định sau khi sửa chữa bảo dưỡng phải lấy mẫu nước xét nghiệm. Việc bàn giao là nhiệm vụ của bệnh viện và Công ty Thiên Sơn. Đơn nguyên thận nhân tạo chỉ nhận thiết bị từ Phòng Vật tư. Khi Phòng Vật tư bàn giao cho đơn nguyên sử dụng thì có nghĩa là máy móc đã sửa chữa xong và được Công ty Thiên Sơn bàn giao cho bệnh viện. Tại Đơn nguyên thận nhân tạo, người nhận bàn giao máy móc là điều dưỡng hành chính hoặc điều dưỡng trực. Sau đó, bác sỹ mới ra y lệnh...

Ngày mai, 16/5 HĐXX tiếp tục làm việc với phẩm thẩm vấn, làm rõ nội dung liên quan đối với những người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan thuộc Công ty Thiên Sơn và BVĐK tỉnh.


                                                                                   PV


Các tin khác


Bắt tạm giam Chủ tịch và Kế toán UBND thị trấn An Châu (Bắc Giang)

Ngày 17/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam bị can, lệnh khám xét nơi ở, làm việc đối với Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu; Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục