Theo hồ sơ vụ án và các bị cáo đang bị xét xử tội đánh bạc, hình thức của việc đánh bạc này là dùng tiền thật mua tiền ảo để lựa chọn phương thức đánh bạc. Nếu những người chơi thắng tiền ảo có thể đổi từ tiền ảo ra tiền thật.


Bị cáo Phan Sào Nam được dẫn tới tòa ngày 16-11 - Ảnh: Nam Trần

Chính nhà mạng, ngân hàng giúp chuyển tiền thật thành ảo, chuyển tiền ảo thành thật trong vụ việc này.

Cáo trạng nêu: 3 nhà mạng và các ngân hàng đã thu lợi bất hợp pháp hàng ngàn tỉ đồng từ hoạt động đánh bạc này và yêu cầu thu hồi toàn bộ số tiền bất hợp pháp.

Vậy trách nhiệm của nhà mạng và ngân hàng đến đâu?

"Giúp" đổi tiền thật ra tiền ảo và ngược lại

Theo cáo trạng vụ án đánh bạc đang được TAND tỉnh Phú Thọ xét xử, để thực hiện được hành vi đánh bạc, người chơi có tài khoản được mở tại ngân hàng (thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế có kết nối thanh toán với cổng thanh toán quốc gia Napas và các cổng thanh toán của Đài Loan, Hàn Quốc).

Sau đó người chơi mở tài khoản chơi game rồi mua tiền ảo (rik) từ đại lý game. Mua tiền ảo bằng tiền thật qua chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng. Nếu người chơi thắng, đại lý sẽ thu mua lại rik bằng tiền mặt, chuyển qua tài khoản ngân hàng cho người chơi.

Người chơi còn có thể mua thẻ cào của các nhà mạng rồi nạp vào tài khoản game của mình, sau đó quy đổi ra tiền ảo để đánh bạc. Nếu thắng, người chơi có thể dùng tiền ảo quy đổi ra thẻ cào (tiền thật). Đây chính là một trong những hình thức được sử dụng phổ biến trong vụ án đánh bạc này.

Nhà mạng, ngân hàng đã làm đúng chức năng?

Luật sư Trần Hồng Phúc, người tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, cho biết nghị định 25 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật viễn thông cho thấy thẻ cào chỉ dùng cho mục đích viễn thông. Nghĩa là chỉ sử dụng để nạp thẻ điện thoại và sử dụng Internet. Vậy tại sao trong vụ đánh bạc này và nhiều vụ khác nữa, việc cào thẻ đổi từ tiền thật sang tiền ảo và ngược lại vẫn được thực hiện mà nhà mạng vô can?

Ngoài ra, luật sư Phúc cũng đặt hàng loạt câu hỏi đối với trách nhiệm của các ngân hàng: Nếu không có cổng thanh toán quốc gia Napas (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước), những người chơi game có thể dễ dàng trao đổi, mua bán tiền ảo như vậy không? Khi thẩm vấn tại phiên tòa, các bị cáo đều trả lời mọi giao dịch mua, bán tiền ảo (rik) đều ghi rõ trong lệnh chuyển tiền, chẳng lẽ các ngân hàng đều không biết các giao dịch như vậy là bất hợp pháp? Napas kiểm soát các giao dịch bất hợp pháp mà cũng không nhận ra?

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng ngân hàng phạm luật rất nghiêm trọng, cụ thể là tiếp tay cho hành vi rửa tiền. Và ông Đức nói rằng ở đây phải xử lý trách nhiệm pháp nhân đối với các đơn vị trên, vì nếu không xử lý thì rất không ổn.

Đồng ý với quan điểm của luật sư Đức dưới góc độ chống rửa tiền, luật sư Trần Minh Hải cho rằng ngân hàng có trách nhiệm lớn nhất với việc chống rửa tiền trong vụ án này.

Có thể coi là đồng phạm?

Luật sư Trần Hồng Phúc nói: "Các trò chơi đánh bạc qua mạng đều quảng cáo công khai, việc sử dụng thẻ cào để chơi game cũng được các tiệm game trưng biển công khai. Nếu chưa xem xét đồng thời trách nhiệm của các nhà mạng trong vụ án này với vai trò tham gia vận hành game bài đổi thưởng, có dấu hiệu của hành vi tổ chức đánh bạc đã làm cho vụ án chưa được toàn diện".

Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định có lỗ hổng rất lớn trong ngân hàng liên quan đến việc chuyển tiền thật mua bán tiền ảo. Ông Đức nói: "Không phải ngân hàng không biết, thậm chí biết rất rõ nhưng không biết thuộc trách nhiệm ai. Thực tế, đại lý game thực hiện chức năng thanh toán thì vi phạm Luật các tổ chức tín dụng, vì họ không phải các tổ chức tín dụng thực hiện các chức năng thanh toán; còn các tổ chức tín dụng thì vi phạm Luật phòng chống rửa tiền".

Trong khi đó, khi nói về trách nhiệm của nhà mạng và ngân hàng, một lãnh đạo viện kiểm sát đang làm việc tại TP.HCM cho rằng nếu chứng minh được số tiền giao dịch lớn thì có thể xem xét trách nhiệm hình sự đối với những giao dịch đáng ngờ. Thậm chí có thể coi là đồng phạm đối với những người tổ chức đánh bạc.

"Việc giao dịch nhiều những khoản tiền đáng ngờ phía ngân hàng có thể điều tra theo hướng lần theo chuyển động của dòng tiền để truy ra. Do vậy, ngân hàng không thể không liên đới trách nhiệm" - vị này nói.

 

Theo Báo Tuổi trẻ

 


Các tin khác


Cẩn trọng với những điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng thúc đẩy giao thương của tỉnh. Tuy nhiên trên tuyến đường này có nhiều đoạn nằm trong khu vực dân cư, mặt đường hẹp, khu vực giao cắt, đặc biệt một bộ phận người tham gia giao thông chưa có ý thức chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), người điều khiển phương tiện lấn làn, vượt ẩu, vi phạm quy định về tốc độ… là nguyên nhân gây tai nạn giao thông (TNGT).

Công an huyện Đà Bắc bắt đối tượng trộm tài sản tại trụ sở cơ quan Nhà nước

Thông tin từ Công an huyện Đà Bắc cho biết, đơn vị vừa điều tra, làm rõ và ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Tuấn Hưng (SN 1989), trú tại tổ 2, khu 8, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) về hành vi "Trộm cắp tài sản”.

Công an huyện Mai Châu bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm

Thông tin từ Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa bắt 1 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy đang lẩn trốn trên địa bàn. Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện đã phát hiện Giàng A Chư (SN 1982), trú tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy đang có mặt tại nhà.

Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Ngoài những hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn Thông tin cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới có quy mô quốc tế.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.

Gọi anh họ đi đòi nợ bằng vũ lực, bị cáo lĩnh 36 tháng tù treo

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Nguyễn Phi Hổ (SN 1989), trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trước đó, Nguyễn Phi Hổ đã cùng anh họ là Nguyễn Quang Trung (SN 1989) cùng trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức bị TAND huyện Lương Sơn xét xử sở thẩm và xử tổng mức hình phạt 78 tháng tù về tội "cướp tài sản”. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Phi Hổ đã làm đơn kháng cáo xin được lưởng án treo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục