(HBĐT) - LTS: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (BTN) được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Luật gồm 6 chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nội dung cơ bản của luật:

Chương I: Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; phân loại BTN; nguyên tắc phòng, chống BTN; chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN; cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống BTN; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống BTN và những hành vi bị nghiêm cấm.

Phân loại BTN: Luật phân loại BTN thành 3 nhóm, nêu tên cụ thể của từng BTN trong các nhóm. Đây là quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống BTN, giúp nhân dân biết để từ đó xây dựng ý thức về phòng, chống BTN trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc phân loại cụ thể BTN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc lựa chọn các biện pháp phòng ngừa BTN và chống dịch phù hợp với từng loại bệnh dịch.

Nguyên tắc phòng, chống BTN: Luật quy định 4 nguyên tắc cơ bản làm "sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ nội dung luật, đó là: "Lấy phòng bệnh là chính, trong đó, thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát BTN là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống BTN. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống BTN; lồng ghép các hoạt động phòng, chống BTN vào trong các chương trình phát triển KT-XH. Công khai, chính xác, kịp thời các thông tin về dịch. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch”.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN: Luật quy định một số chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống BTN như ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng; ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện BTN, nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm y tế; hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống BTN; huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống BTN...

Chương II: Phòng bệnh truyền nhiễm.

Quy định về phòng bệnh truyền nhiễm gồm:

- Thông tin – giáo dục – truyền thông về phòng, chống BTN;

- Vệ sinh phòng BTN;

- Giám sát BTN;

- An toàn sinh học trong xét nghiệm;

- Sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế phòng bệnh;

- Phòng lây nhiễm BTN tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III: Kiểm dịch y tế biên giới (KDYTBG) quy định về đối tượng, địa điểm KDYTBG, nội dung KDYTBG và trách nhiệm trong việc thực hiện KDYTBG.

Nội dung của chương tập trung vào một số quy định nhằm ngăn chặn nguồn BTN lây từ nước ngoài vào Việt Nam như: bắt buộc khai báo y tế đối với tất cả các hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa, phương tiện vận tải nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam; kiểm tra y tế đối với các trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh, hoặc có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hoặc mang tác nhân gây BTN phải kiểm dịch; xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm BTN phải kiểm dịch. Trong đó đáng chú ý là quy định cho phép cơ quan KDYTBG áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly trong trường hợp hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải có dấu hiệu mang mầm bệnh thuộc nhóm A không thực hiện yêu cầu cách ly để kiểm tra y tế.

(Còn nữa)

Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giảm cả ba tiêu chí

Tình hình trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo tốt, năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024.

Chung tay giúp đỡ người tái hoà nhập cộng đồng

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ người CHXAPT tái phạm tội, vi phạm pháp luật thấp. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định.

Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Công an huyện Lương Sơn làm rõ 9 thanh thiếu niên mang hung khí vào Hòa Bình đánh nhau

Công an huyện Lương Sơn cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát tại quốc lộ 21A đoạn qua UBND xã Thanh Cao, tổ công tác Công an huyện phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển 5 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, cầm theo một số thanh kim loại khoảng 2m (dạng phóng lợn) có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng. Nhóm này điều khiển xe từ ngã tư Chợ Bến đi chợ Đồi Sim.

Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục