(HBĐT) - Đề án "Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2017-2021” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 8/8/2017, với mục đích tuyên truyền, PBGDPL, vận động đồng bào DTTS&MN; nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, từng bước hình thành nếp sống và làm theo Hiến pháp, pháp luật của đồng bào vùng DTTS&MN; thực hiện tốt các chính sách, đặc biệt là chính sách dân tộc đang được triển khai trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững ANTT, đảm bảo an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.



Đại diện Ban chỉ đạo mô hình trao tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho xã Nhân Mỹ (Tân Lạc).

Những năm qua, Ban Dân tộc phối hợp các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã xây dựng 5 mô hình điểm thực hiện đề án trên địa bàn các xã: Hang Kia (Mai Châu); Văn Nghĩa, Thượng Cốc (Lạc Sơn); Nhân Mỹ (Tân Lạc); Nuông Dăm (Kim Bôi). Thông qua việc tổ chức các nội dung: Thành lập các nhóm nòng cốt (NNC) ở cơ sở với 30 - 50 thành viên hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo mô hình từ cấp tỉnh (Ban Dân tộc) đến cấp huyện, cấp xã; tổ chức các hội nghị triển khai, bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp tài liệu tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Giới thiệu văn bản luật, băng, đĩa, tài liệu truyền thanh, hỏi đáp tình huống, trang bị những kỹ năng tuyên truyền cho NNC. Từ đó, NNC có vai trò truyền tải thông tin, nắm bắt địa bàn và kịp thời vận động, ngăn ngừa những tình huống pháp luật từ khi còn tiềm ẩn nguy cơ, giúp chính quyền các cấp giải quyết dứt điểm khi chưa phức tạp ở cộng đồng thôn, bản, không để xảy ra những vụ việc phức tạp, khiếu kiện, mất ANTT địa bàn.

Qua kiểm tra, nắm bắt và đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn của các thành viên NNC, phục vụ cho xây dựng, nhân rộng các mô hình trong giai đoạn 2021 - 2025 cho thấy, những địa bàn cấp xã có xây dựng mô hình điểm đều đảm bảo ANTT, số vụ tranh chấp, khiếu kiện giảm rõ rệt. Việc thực hiện hương ước, quy ước của địa phương dần đi vào nền nếp. Theo khảo sát chưa đầy đủ, có những địa bàn trong 2 năm qua không có vụ việc vi phạm pháp luật, làm tốt công tác vận động người dân hiến đất để xây dựng công trình công cộng như xóm Bùi Nước, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc).

Để việc triển khai, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả hơn, phát huy vai trò tự quản, giải quyết sớm những vướng mắc từ cơ sở, Ban chỉ đạo mô hình đã đúc kết được một số kinh nghiệm: Xác định công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào là một quá trình, cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành. Việc sinh hoạt NNC phải thường xuyên để trao đổi, sớm nắm bắt tình hình dân cư, địa bàn, trên nguyên tắc là vận động, phổ biến và can thiệp kịp thời; có biện pháp đối với những đối tượng chưa chấp hành như đến nhà vận động, ký cam kết không vi phạm, củng cố thiết chế văn hoá ở cơ sở... Đặc biệt, để phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19, các nhóm đã có sáng kiến lập những nhóm zalo để tiện trao đổi và thống nhất chỉ đạo các văn bản, nội dung, giúp công tác tuyên truyền được thuận tiện, kịp thời.

Các nhóm cũng kiến nghị cần đầu tư, trang bị hệ thống loa truyền thanh của xóm; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng trong tuyên truyền, vận động; cung cấp tài liệu, xây dựng chuyên mục trên trang tin điện tử Ban Dân tộc, kênh tuyên truyền thông qua các ứng dụng như Zalo OA.

 Trong giai đoạn tới, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, cùng với triển khai nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, trang bị hệ thống truyền thanh, cung cấp đầy đủ, kịp thời văn bản chính sách pháp luật, xây dựng các điểm truy cập internet công cộng đến từng xã…, qua đó tạo ra hiệu ứng tổng thể, đảm bảo tốt hơn cho thực thi nền pháp chế dân chủ ở cơ sở.  


Đỗ Duy Sâm 
(Ban Dân tộc tỉnh)

Các tin khác


Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục