(HBĐT) - Lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, một số đối tượng xấu, phần tử cơ hội chính trị, chống đối... đã đăng tải, chia sẻ trên 7.500 video và bài viết của các tổ chức, đối tượng phản động có nội dung chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo các cấp gây bức xúc trong dư luận xã hội...


Công an huyện Yên Thủy làm việc với đối tượng đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội. 

Trước thực tế đó, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh đã tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm thù địch, sai trái trên tinh thần "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 180 nghìn tài khoản mạng xã hội (MXH), nhiều nhất là facebook, zalo, youtube, tiktok... Ngoài ra, một số fanpage có số lượng thành viên và người theo dõi cao như Hóng biến Hòa Bình, Hóng biến 24h Hòa Bình, Kim Bôi 24h, Đà Bắc hóng biến... Thông tin chủ yếu trên các fanpage phản ánh về các sự kiện của tỉnh, tin tức ANTT, tình hình dịch bệnh, thông tin liên quan đến tỉnh, tai nạn giao thông, tìm người lạc, tìm đồ vật bị mất. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số tài khoản cá nhân đưa thông tin lên MXH về các vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự, sau đó lồng ghép quan điểm cá nhân và bình luận có tính tiêu cực, đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc đăng tải video clip có nội dung xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, đường lối đổi mới của Đảng; nói xấu các cơ quan chức năng thực thi pháp luật... gây bức xúc trong dư luận xã hội...

Theo đồng chí Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT, để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng sử dụng không gian mạng hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp kiểm soát, ngăn chặn, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc định hướng thông tin, dư luận xã hội.

Một trong những giải pháp quan trọng là tỉnh đã ban hành hệ thống văn bản quản lý, kiểm soát, định hướng thông tin trên MXH; phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan đến quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin. Như Quyết định số 34/QĐ-UBND về ban hành quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh; Quyết định số 124/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án "Tăng cường hiệu quả công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng internet”...

Ngoài ra, theo đồng chí Hoàng Mạnh Cường, tỉnh đã tăng cường thực hiện các giải pháp về ứng dụng CNTT như triển khai hoạt động thuê dịch vụ giám sát, điều hành an toàn an ninh mạng tập trung (SOC) nhằm chủ động theo dõi, phân tích, phòng ngừa để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của tỉnh. Nhờ đó, trong năm 2022, qua rà quét, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 40 trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật, 4 trang bị tấn công chiếm quyền điều khiển (hack), chèn quảng cáo, nội dung đồi trụy. Các sự cố trên được khẩn trương khắc phục. Đồng thời, tỉnh cũng triển khai đề án thí điểm thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) để phân tích số liệu, theo dõi xu hướng thông tin về tỉnh trên không gian mạng để làm cơ sở, hỗ trợ công tác định hướng dư luận xã hội của các cơ quan chức năng tỉnh.

Song song với việc thực hiện hiệu quả giải pháp về CNTT, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh, các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả giải pháp về thông tin, truyền thông định hướng dư luận. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lan toả thông tin tích cực, lên án, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với các hành vi lợi dụng MXH và các phương tiện truyền thông khác trên Internet để thông tin sai sự thật, thiếu chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Chủ động tiếp cận, chia sẻ thông tin từ các nguồn chính thống; đổi mới phương thức, nội dung thông tin, tuyên truyền, chú trọng các loại hình truyền thông mới, đặc biệt trên nền tảng MXH; ứng dụng hiệu quả công nghệ truyền thông tiên tiến gắn với yêu cầu hiện đại hóa, chuyển đổi số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử, MXH. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, trong năm 2022, các cơ quan chức năng của tỉnh đã xử lý 13 trường hợp vi phạm, phạt hành chính 90 triệu đồng. Trong đó, 11 cá nhân sử dụng tài khoản facebook cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; 1 cá nhân sử dụng tài khoản facebook cung cấp thông tin bịa đặt gây hoang mang trong dư luận; 1 cá nhân sử dụng thông tin không được sự đồng ý của người khác hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Qua đó nhắc nhở, yêu cầu 2 cá nhân gỡ bỏ toàn bộ nội dung thông tin vi phạm, dừng hoạt động nhóm "Thông chốt Đà Bắc” trên facebook vì có tác động xấu tới xã hội và công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Doanh nghiệp tự ý sử dụng thông tin cá nhân để khai khống thu nhập là hành vi vi phạm pháp luật

Vừa qua, một số Cục Thuế địa phương phát hiện hành vi liên doanh nghiệp (DN) sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi không phát sinh chi trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân đó.

Tháng 4/2024, xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 4/2024 (số liệu báo cáo tính từ ngày 15/3 đến ngày 14/4), toàn quốc xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người và làm bị thương 1.537 người. So với tháng cùng kỳ năm 2023 tăng 334 vụ (20,11%), giảm 62 người chết (6,84%), tăng 431 người bị thương (38,97%).

Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giảm cả ba tiêu chí

Tình hình trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo tốt, năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024.

Chung tay giúp đỡ người tái hoà nhập cộng đồng

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ người CHXAPT tái phạm tội, vi phạm pháp luật thấp. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định.

Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục