Nhiều đối tượng tội phạm quốc tế bị Interpol truy nã "đỏ", sau những cuộc trốn chạy qua nhiều quốc gia, cuối cùng sa lưới tại Việt Nam. Kết quả bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm quốc tế gần đây cho thấy, việc phối hợp giữa Công an Việt Nam với Interpol và các tổ chức phòng, chống tội phạm khác trong khu vực đã thể hiện rõ tính hiệu quả.

Bà Narumi Yamada, Trưởng đại diện cơ quan phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNODC) là người có nhiều lần làm việc và ký kết các văn bản hợp tác với Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm, thừa nhận hoạt động tội phạm có tính chất quốc tế ở Việt Nam ngày càng phức tạp hơn.

Bà cùng Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Lê Thế Tiệm từng ký kết các văn kiện Dự án "Tăng cường năng lực thu thập và trao đổi thông tin tội phạm ma túy giữa các cơ quan thực thi pháp luật phòng, chống tội phạm ma túy Việt Nam", giữa Bộ Công an Việt Nam với UNODC.

Theo bà Narumi Yamada, sự phối hợp giữa Cảnh sát Việt Nam và UNODC, trong đó có việc ký kết các dự án, đánh dấu một bước tiếp tục truyền thống hợp tác rất có hiệu quả từ nhiều năm qua giữa hai bên.

Theo đánh giá của Văn phòng Interpol Việt Nam, sau 4 năm thực thi đề án "Công tác Công an đảm bảo an ninh - trật tự phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế", mảng phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát thông qua Interpol liên quan các vụ án có yếu tố nước ngoài, yếu tố quốc tế đã giúp khám phá, xử lý nhiều vụ án phức tạp. Vấn đề này cũng được thực hiện đối với các yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự với nước ngoài, kể cả công tác phối hợp truy bắt, tiếp nhận và trao trả tội phạm truy nã từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa Cảnh sát Việt Nam và các nước đã khám phá nhiều vụ án tội phạm quốc tế.

Văn phòng Interpol Việt Nam cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong nước cũng như các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài để thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự, từ tổ chức xác minh hình sự đến hoạt động phối hợp điều tra các vụ án lớn xuyên quốc gia.

Qua công tác phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong nước, các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài, Văn phòng Interpol Việt Nam đã xác minh làm rõ trên 400 vụ việc, xác minh làm rõ lai lịch các đối tượng trong những vụ án quốc tế. Bóc gỡ hàng chục đường dây vận chuyển ma tuý từ Việt Nam ra nước ngoài (chủ yếu sang Nhật Bản, Australia, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao…), nhiều đường dây vận chuyển ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam (chủ yếu từ Lào, Campuchia, Thái Lan, Australia)… trong đó có những đường dây buôn lậu ma tuý lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi như cất giấu ma tuý trong container, bao trà, giày dép, nuốt trong bụng, giấu trong bụng cá, giấu trong phong bì gửi qua đường bưu điện….

Nói đến những vụ án ma tuý lớn có tính chất quốc tế bị bóc gỡ tại Việt Nam, phải kể đến sự dày công khám phá, bắt giữ hàng loạt đối tượng đưa ma tuý bằng đường hàng không từ nước ngoài vào Việt Nam. 

Điển hình là các chuyên án 309N và 509N, bắt giữ 13 người nước ngoài, gồm 8 người quốc tịch Nigeria, 1 người Zimbabwe, 1 người Philippines, trong đó có tên đầu sỏ là Nnajin David Ete, thu giữ tang vật hơn 1,2kg heroin. Để triệt phá, bóc gỡ những đường dây ma túy này, CSĐT tội phạm ma tuý huy động một lực lượng lớn.

Đường dây của Nnajin David Ete hoạt động từ năm 2008 đến tháng 6/2009, với 19 lần vận chuyển trót lọt heroin từ Việt Nam đi nước ngoài, mỗi lần từ 100 đến 400 gr heroin. Tiền thù lao các đối tượng được nhận cho mỗi chuyến hàng là 1.000 USD, trong đó Nnajin David Ete hưởng 300 USD. Đa số các đối tượng người gốc Phi trên đều ẩn náu, hoặc sống lang thang tại TP HCM. Các đối tượng thuê phụ nữ Việt Nam hàng chục lần vận chuyển ma túy ra nước ngoài bằng thủ đoạn giấu ma túy trong cúc áo, giày dép, vách valy, giấu trong cơ thể. Riêng Nnajin David Ete sống tại TP HCM được 5 năm cùng vợ là Phan Thị Thanh Lễ.

Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, bọn chúng đã lợi dụng, mua chuộc một số phụ nữ nghèo khổ, cả tin, thiếu hiểu biết để vận chuyển ma túy qua biên giới nhằm hưởng số tiền 300 đến 1.000 USD/chuyến, mỗi chuyến vận chuyển từ 0,5 đến 3kg heroin.

Ma tuý giấu kín dưới cuốn sổ tay gửi theo đường hàng không.

Văn phòng Interpol Việt Nam và các đơn vị nghiệp vụ trong nước thực hiện hơn 100 yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự với nước ngoài và ngược lại. Những yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự liên quan đến hoạt động ghi lời khai nhân chứng, người bị hại cũng như lấy mẫu ADN, trao đổi, cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến các vụ án, điều tra vụ án… Bên cạnh đó, Interpol phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trực tiếp dẫn giải, tiếp nhận, bàn giao 34 đối tượng truy nã quốc tế theo quy định và thông lệ quốc tế về tương trợ hình sự. Thông qua Ban Tổng thư ký Interpol, phát hành trên 100 lệnh truy nã quốc tế đối với các đối tượng phạm tội bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Theo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, hoạt động tương trợ tư pháp hình sự hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định của Luật tương trợ tư pháp (có hiệu lực từ 1/7/2008), đầu mối thực hiện được giao cho Viện Kiểm sát nhân dân và đầu mối thực hiện dẫn độ giao cho Bộ Công an. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản cụ thể quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan. Riêng Văn phòng Interpol Việt Nam tiếp nhận và xử lý trên 6.500 lượt thông tin các vụ việc liên quan đến Việt Nam về tội phạm xuyên quốc gia. Trong đó, thông tin về tội phạm hình sự chiếm số lượng lớn nhất với hơn 2.700 thông tin, vụ việc, lĩnh vực kinh tế là 1.200, ma tuý gần 900…

Hiện, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin của Văn phòng Interpol ở ta có khả năng kết nối với cơ sở dữ liệu tội phạm của tổ chức Interpol quốc tế để khai thác thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia... Thông qua cơ sở dữ liệu tội phạm xuyên quốc gia, Văn phòng Interpol hỗ trợ một cách có hiệu quả công tác tra cứu, khai thác của các đơn vị nghiệp vụ

                                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác


Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục