Những vụ việc đang diễn ra trong cuộc sống và liên quan tới 86 triệu người tiêu dùng (NTD) Việt Nam hàng ngày phải thực hiện các giao dịch mua bán đã được báo chí nêu lên và người nội trợ ca thán trong từng buổi xách làn đi chợ… có thể khẳng định rằng: Cả 8 quyền của người tiêu dùng đang bị xâm phạm rất nghiêm trọng.

 

Song song với việc quản lý chất lượng sản phẩm bằng luật pháp, Nhà nước ta còn cương quyết bảo vệ người tiêu dùng bằng "Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" (số 13/1999/PL-UBTVQH10) được ban hành vào ngày 27/4/1999. "Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng" trong Nghị quyết số 39/948 đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 9/5/1985 trong điều kiện Việt Nam ngày một hòa nhập sâu hơn và toàn diện hơn nữa với thương trường quốc tế thông qua tổ chức WTO.

Theo đó, người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản. Như vậy có thể khẳng định rằng: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam quyền của người tiêu dùng được khẳng định bằng luật pháp và được pháp luật bảo vệ.

Biết bao nhiêu vụ việc nổi cộm

Tuy nhiên, trên thực tế những vụ việc đang diễn ra trong cuộc sống và liên quan tới 86 triệu người tiêu dùng (NTD) Việt Nam hàng ngày phải thực hiện các giao dịch mua bán đã được báo chí nêu lên và người nội trợ ca thán trong từng buổi xách làn đi chợ… có thể khẳng định rằng: Cả 8 quyền của người tiêu dùng đang bị xâm phạm rất nghiêm trọng và tiếp tục bị xâm hại ngày một nghiêm trọng hơn cho dù ở nước ta hiện có hơn 80 nghị định xử phạt hành chính liên quan lĩnh vực tiêu dùng và hơn 20 cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ NTD.

NTD Việt Nam vẫn không quên các chiêu móc tiền cay đắng bằng các quảng cáo ngọt ngào như: "Knorr đảm đang" với 50% là muối và 30% là mì chính được quảng cáo là bột xương hầm; nhiều loại bột nêm khác, được nhà đài ngợi ca làm từ "nước hầm xương", "ngon từ thịt, ngọt từ xương", "tốt hơn cho sức khỏe" bị phanh phui là hàng "đểu" do thành phần chủ yếu là... bột ngọt; mì ăn liền "làm từ khoai tây nên không gây nóng cho cơ thể" thực chất chỉ chứa... 1% bột khoai tây; nhiều loại "sữa tươi tiệt trùng" như: "Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất", "Sữa tươi tiệt trùng có đường", "Sữa tươi tiệt trùng sôcôla", "Sữa tươi tiệt trùng dâu", "Sữa tinh khiết từ thiên nhiên"... đều được sản xuất từ… bột sữa gầy…

Với các hàng hóa và dịch vụ như trên,  NTD Việt Nam còn có cơ may đối phó theo cách "tiền của mình tức là quyền của mình". Còn điện, nước, dịch vụ viễn thông (điện thoại, truyền hình cáp, Internet…) v.v… - những thứ mà không có nhà phân phối thứ hai để NTD Việt Nam lựa chọn thì sao?

NTD Việt Nam tưởng rằng làm hàng giả, cân đong điêu toa, ăn cắp chất lượng, bắt chẹt khách hàng, lừa đảo trong giao dịch và dịch vụ… là "bản chất" không thể thay đổi của tư thương bất hảo nên chỉ còn biết đặt lòng tin hoàn toàn vào doanh nghiệp Nhà nước.

Thế nhưng họ đã bị nhầm lẫn, thậm chí trong một số trường hợp là vô cùng đau đớn do "tránh vỏ dưa, lại gặp vỏ dừa"- NTD không chỉ bị các doanh nghiệp tước đoạt quyền được phép tham gia vào khâu thỏa thuận giá cả trực tiếp mà ngay cả khi nhắm mắt chấp nhận giá bị ép thì họ cũng không được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quy định và nước có bẩn cũng phải dùng rồi trả tiền (trừ tiền rất ít); tiền điện có tính sai thì cũng phải trả tiền rồi khiếu nại sau (thậm chí không muốn dùng điện kế điện tử cũng phải bị bắt dùng); điện thoại thì việc nghẽn mạng là chuyện bình thường (cầm điện thoại di động trên tay mà chẳng thể nào liên lạc được), rồi sau đó ngày nào cũng bị trừ đi tiền thuê bao; dịch vụ truyền hình cáp lúc có lúc không vẫn phải đóng tiền thuê bao cố định; dịch vụ Internet mất hàng tuần do điện lực và viễn thông "tố nhau" về quyền sử dụng cột chung của Nhà nước, NTD không những không được đền bù do ảnh hưởng tới chất lượng công tác - xử lý thông tin, mà nếu họ trả tiền thuê mạng chỉ chậm có một hôm là bị cắt dịch vụ ngay lập tức…

Xem người để ngẫm đến ta

Bảo vệ quyền lợi của NTD tại nhiều nước được xem là chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ, sức mạnh của nguồn lao động sống trong hiện tại và thúc đẩy sự tiến hóa của giống nòi trong tương lai - nhân tố quyết định hết thảy sự trường tồn của một dân tộc, vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, tại Mỹ có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng. Những luật này được áp dụng cho gần như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán trên thị trường này và các phán quyết của tòa án diễn giải các luật bảo vệ người tiêu dùng cũng trở thành luật.

Hàng hóa của khách khiếu nại vẫn nằm ở khu vực chờ...giải quyết.

Nổi bật nhất phải kể tới "Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm" của Hoa Kỳ. Theo đó, cơ quan luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối.

Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC) còn có thẩm quyền thực thi một số luật liên bang như: "Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng". Theo đó, CPSC không chỉ được phép đề ra các tiêu chuẩn an toàn cho một số sản phẩm được quy định có liên quan đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản xuất, hoàn tất, đóng gói và dán nhãn mà còn có quyền trừng phạt việc không tuân thủ các quy định của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSA) - từ chối không cho nhập hàng vào Hoa Kỳ.

Khi CPSC xác định một sản phẩm nguy hiểm, cơ quan này có thể yêu cầu nhà sản xuất thông báo cho công chúng biết khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm đó và yêu cầu nhà sản xuất hoặc phải sửa chữa, thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng. Ngoài ra, nhà sản xuất vi phạm luật lệ và có sản phẩm gây tổn thương cho người sử dụng có thể bị phạt về dân sự hay hình sự.

Ví dụ sau đây cho thấy "uy lực" thực thi luật pháp của CPSC: Ngày 17/3/2004, CPSC và nhà sản xuất ở Chicago thuộc bang Illinois đã ra thông báo số 04-098 thu hồi 150.000 lò sưởi điện do hãng này sản xuất. Cho dù chưa có trường hợp tai nạn nào liên quan đến sản phẩm này được phản ảnh, song CPSC và công ty đã quyết định thu hồi sản phẩm sau khi phát hiện các mối nối điện bên trong lò sưởi có thể bị lỏng dẫn đến các bộ phận kim loại của lò sưởi có thể bị nhiễm điện gây nguy hiểm cho người dùng.

CPSC cũng giám sát và thực thi "Luật về vải dễ cháy". Luật này nghiêm cấm việc nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay bán các loại quần áo, đồ trang trí nội thất, vải hay các chất liệu liên quan không phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy do CPSC đề ra. Việc không tuân thủ đạo luật này có thể dẫn đến việc tịch thu hay sung công sản phẩm. Ngoài ra, CPSC có thể áp dụng các hình phạt dân sự hoặc hình sự ở mức nhẹ nếu cố ý vi phạm các quy định trong luật đó.

CPSC được giao giám sát thực hiện cả "Luật về an toàn tủ lạnh gia đình". Theo đó, các tủ lạnh gia đình được vận chuyển trong lưu thông thương mại giữa các bang phải có một thiết bị cho phép tủ lạnh được mở từ bên trong. Vi phạm luật này có thể dẫn tới phạt dân sự hay hình sự hoặc cả hai.

CPSC có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn đóng gói đối với những hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của "Luật về đóng gói phòng ngộ độc" ban hành năm 1970 nhằm đưa ra các quy định về dán nhãn và đóng gói những sản phẩm gia dụng có nguy cơ gây tai nạn ngộ độc hay thương tổn nghiêm trọng cho trẻ em và người già.

Để kiểm soát về y tế, Chính phủ Mỹ cho ra đời cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA). FDA thực thi Đạo luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (FDCA) và một vài luật khác về y tế cộng đồng. Hàng năm, cơ quan này kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ và bán hàng trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD. Các sản phẩm không tuân theo các quy định của FDA sẽ không được nhập cảng, bị tạm giữ và hủy nếu sản phẩm đó không được tái xuất. Ngoài ra, các hình phạt hình sự có thể được áp dụng.

Nhằm bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên như không khí, nước và đất, Hoa Kỳ còn có cơ quan bảo vệ môi trường (EPA). EPA có nhiệm vụ giám sát thực thi "Luật kiểm soát chất độc" và "Luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường". Ngay cả Cục Quản lý rượu, thuốc lá, và súng cầm tay (ATF) được thành lập nhằm thực thi pháp luật nằm trong Bộ Tài chính Hoa Kỳ có liên quan đến rượu, thuốc lá, các loại súng cầm tay, chất nổ và chất cháy.

Quyền lợi của NTD tại EU cũng được bảo vệ tương tự như tại Mỹ. Họ xem 8 quyền cơ bản của NTD là vũ khí vô giá để có thể làm được bất cứ một cuộc "cách mạng" nào đối với hàng hóa và nhà cung cấp dịch vụ - tẩy chay, không mua sản phẩm khi nhà sản xuất vì lợi nhuận mà gây tổn hại cho xã hội. Và họ rất biết cách sử dụng quyền lực này để buộc các doanh nghiệp phải sửa đổi chính sách, thực hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội của mình…

Trong khi chờ đợi sự hoàn thiện về Luật Bảo về quyền lợi NTD và nhất là trách nhiệm thực thi luật pháp của các đối tác có liên quan, NTD Việt Nam xem báo chí là một trong những cơ quan bảo vệ họ một cách mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất và tin rằng những người cầm bút mãi mãi song hành cùng họ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quyền lợi cho chính mình hiện nay cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ cho sự phát triển của giống nòi trong tương lai.

Ở Việt Nam Hội Bảo vệ những NTD có thể nói là "hữu danh vô thực". Qua các vụ như Vedan, tăng giá sữa ngoại, tăng giá thuốc ngoại một cách chóng mặt đã không có tổ chức nào đứng ra tập hợp NTD để "đấu tranh" bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Vì thế, trên báo chí rất nên cho thành lập các diễn đàn của NTD để "tập hợp lực lượng" có thái độ phản ứng kịp thời với các nhà sản xuất nào vi phạm quyền lợi.

                                                                                   Theo Báo CAND

Các tin khác


Chủ động giải pháp phòng cháy trong các khu công nghiệp

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Huyện Kim Bôi: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong 

Hồi 17h ngày 7/5, tại Km 22+850m, đường Trường Sơn A thuộc thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô biển kiểm soát 28G1-326.97 do Bùi Anh N, sinh năm 2003, trú tại xóm Khả, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) điểu khiển chở sau Nguyễn Văn D, sinh năm 2003, trú tại xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) di chuyển hướng ngã ba Bãi Chạo đi ngã ba Bãi Lạng với xe mô tô biển kiểm soát 28B1-342.59 do Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1992, trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chở sau Bùi Bình A, sinh năm 2018 và Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 2020, cùng trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn di chuyển sang đường.

Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục