Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk-Đắk Nông.

Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk-Đắk Nông.

Liên tiếp những ngày qua, bạn đọc đã liên lạc với Báo CAND chia sẻ những khó khăn, vất vả của lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Công an Đắk Nông và Lâm Đồng đã từng bước lật tẩy những thủ đoạn rút tiền của các “đại gia” vay vốn ưu đãi hàng ngàn tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để trục lợi cá nhân. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị cơ quan Công an cần sớm làm rõ trách nhiệm của kẻ đứng sau những hợp đồng vay vốn tiền tỷ ấy, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “ma” rút tiền Nhà nước, chi tiêu vô tội vạ...

 

Rõ ràng ai cũng hiểu, không dễ gì các “đại gia” lại có thể qua mặt được cán bộ ngân hàng. Bởi thực tế, qua các vụ vay vốn sai phạm đã bị khởi tố như Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp Nam Trung Bộ ở Ninh Thuận hay Giám đốc Công ty TNHH TMDV Minh Nhật, Cao Bạch Mai ở Đắk Nông; Giám đốc Công ty TNHH Công Chính, ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng… đều cho thấy các “đại gia” này muốn rút tiền phải qua tay kiểm duyệt rất nhiều khâu của cán bộ lãnh đạo ngân hàng.

Theo quy trình, vốn ưu đãi được vay số lượng lớn hàng trăm tỷ đồng trở lên thì phải qua tay lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sau đó mới cho phép giải ngân theo từng hợp đồng, hồ sơ ở các chi nhánh ngân hàng ở cấp tỉnh.

Nói đến trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong vụ giải quyết vay vốn hàng ngàn tỷ đồng ở Đắk Nông, Thiếu tướng Võ Anh Đủ - Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho rằng, vấn đề này đang được cơ quan Công an làm rõ nên chưa thể kết luận. Còn việc nhận hối lộ, tiếp tay của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông đã rõ, nên cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông vừa tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Vũ Việt Hùng (nguyên Giám đốc chi nhánh) và Trần Xuân Lộc (Trưởng phòng Tín dụng), về hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng và hành vi nhận hối lộ.

Mặt khác cũng dễ nhận thấy, dĩ nhiên khi cán bộ cấp dưới sai phạm nghiêm trọng thì lãnh đạo cấp trên không thể… “ngồi yên”. Điều này cũng dễ hiểu tại sao khi vụ án mới khởi tố, bắt giam một số giám đốc doanh nghiệp mang danh “đại gia” ở Đắk Nông đã vay vốn hàng ngàn tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển thì lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) lập tức “ra tay” giải thích.

Cụ thể là đã phát hành Văn bản số 1672, ngày 20/5/2011, gửi lãnh đạo các cơ quan Trung ương để giải thích một số vấn đề báo chí đưa tin. Trong đó, đáng chú ý là phía lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam, báo cáo với cấp trên rằng: “Tính đến thời điểm ngày 15/5/2011, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Tân đã trả hết nợ, không còn dư nợ tại Ngân hàng Phát triển; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Nhật còn dư nợ tại Ngân hàng Phát triển 98,4 tỷ đồng…”.

Như vậy tại sao báo chí thông tin về khả năng mất thanh toán của các công ty trên, gây thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng? Về vấn đề này, Thiếu tướng Võ Anh Đủ -Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, về thiệt hại mất khả năng trả nợ hàng trăm tỷ đồng khi vụ án được phát hiện là có thật. Tính đến thời điểm vụ án khởi tố, số nợ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp vay vốn gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan Công an đã cố gắng thu hồi, kê biên tài sản trị giá khoảng 300 tỷ đồng. (Gồm 100 tỷ đồng tiền mặt và 200 tỷ đồng tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ…). Đây là thành tích lớn của cơ quan Công an nhằm khắc phục một phần thiệt hại cho Nhà nước.

Hiện tại, con số thiệt hại xác định bước đầu khoảng 540 tỷ đồng mất khả năng thanh toán. Vì vụ án còn đang ở giai đoạn điều tra nên chưa thể kết luận chính thức vấn đề thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, dù số tiền thiệt hại có được khắc phục sau khi cơ quan Công an phát hiện thì hành vi phạm tội của các đối tượng cũng đã hoàn thành.

Mặt khác, trong vụ án này cơ quan Công an cũng đang làm rõ trách nhiệm của việc thẩm định hồ sơ, việc thông quan hàng hóa trên giấy… Rõ ràng để rút được vốn ưu đãi trước hết phải được sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tiếp đó là các bước thủ tục để giải ngân nguồn vốn quý này tại các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển ở địa phương. 

Theo tìm hiểu của PV, để có thể vay vốn tín dụng xuất khẩu (TDXK) tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp nêu trên, có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn TDXK của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 151 có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng Phát triển, khi có nhu cầu vay vốn TDXK sẽ được Ngân hàng Phát triển xem xét cho vay. Đối với các khoản vay vượt phân cấp, Chi nhánh sẽ gửi thông báo về quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay sau khi nhận được trả lời từ hội sở chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Rõ ràng, từ nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến việc lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng Phát triển đang xảy ra hiện nay cho thấy những bất cập trong việc quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần phải kiểm tra toàn bộ nguồn vốn hỗ trợ đã sử dụng cho vay, để kịp thời ngăn chặn sai phạm, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để tiếp tay doanh nghiệp lừa đảo

 

                                                                     Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục